Miền Bắc gia tăng cắt điện

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0) cho biết, cùng với nắng nóng quay trở lại các tỉnh phía Bắc từ ngày 11/6, lượng điện tiêu thụ gia tăng rất mạnh kéo theo lượng điện tiết giảm ở các địa phương phía Bắc cao gần gấp đôi so với ngày liền kề trước đó. Đến ngày 11/6, lượng điện cắt giảm tăng gấp đôi, lên 2.744 MW.

Từ hôm nay, có thêm 20 triệu kWh điện “giải nhiệt”

Số liệu thống kê cho thấy, phụ tải toàn hệ thống điện ngày 11/6 đạt 746,8 triệu kWh. Trong đó miền Bắc ước khoảng 388,6 triệu kWh, miền Trung khoảng 72 triệu kWh, miền Nam khoảng 285,8 triệu kWh. Lượng điện tiêu thụ lập đỉnh ở ba vùng cũng khác nhau. Cụ thể, công suất đỉnh ở miền Nam đạt 13.294,1 MW vào lúc 21h. Trong khi công suất đỉnh ở miền Bắc đạt 17.976,2 MW vào lúc 22h30 còn ở miền Trung đạt 3.389,8 MW vào lúc 16h.

Nhiều nhiệt điện trở lại hoạt động sẽ giúp cung ứng điện ở miền Bắc bớt căng thẳng. Ảnh: Nguyễn Bằng

Nhiều nhiệt điện trở lại hoạt động sẽ giúp cung ứng điện ở miền Bắc bớt căng thẳng. Ảnh: Nguyễn Bằng

Theo A0, từ 18h ngày 12/6, tổ máy 1 Nhiệt điện Nghi Sơn 1 sẽ đưa vào hoạt động dự phòng. Nhiệt điện Mông Dương 1 và Sơn Động đã hòa lưới trong ngày giúp cung cấp thêm nguồn điện tương đối cho miền Bắc. Theo ước tính, từ ngày hôm nay, 13/6, với nguồn điện tăng thêm từ Nhiệt điện Nghi Sơn và Nhiệt điện Thái Bình 2 vận hành trở lại, lưới điện miền Bắc sẽ có thêm 20 triệu kWh mỗi ngày để giải cơn khát điện ở khu vực miền Bắc. “Dù đã thực hiện các giải pháp quản lý vận hành, song do khó khăn về nguồn điện, nên công suất tiết giảm tối đa ở miền Bắc vào khoảng 2.744 MW”, đại diện A0 cho hay.

“EVN đẩy mạnh việc giải tỏa công suất và tính sẵn sàng của các nhà máy điện, khẩn trương khắc phục các sự cố nguồn điện, lưới điện. Tập đoàn phải tiết kiệm mọi chi phí để phục vụ nhu cầu nhiên liệu sơ cấp, phục vụ cho các nhà máy điện”.

Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đưa nhiều giải pháp khẩn cấp chống thiếu điện

Về việc đảm bảo cung ứng điện trong thời gian tới, Bộ Công Thương cho biết, cùng với hạn hán làm các thủy điện suy kiệt nước, việc cung ứng than, đặc biệt là nguồn than nhập khẩu cho các nhà máy nhiệt điện và cấp khí trong năm 2023 tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, một số mỏ khí đã có thời gian khai thác lâu, thường xuyên xảy ra sự cố, làm cho việc cung cấp khí cho sản xuất điện trở nên khó khăn.

“Công suất phát của các nguồn nhiệt điện than miền Bắc bị ảnh hưởng do điều kiện nhiệt độ môi trường tăng cao khi thời tiết nắng nóng kéo dài. Một số tổ máy nhiệt điện lớn bị sự cố kéo dài, mất nhiều thời gian để khắc phục. Công suất và sản lượng điện nhập khẩu Trung Quốc khó tăng thêm khi phía Trung Quốc thông báo về khó khăn thiếu nguồn cung cấp điện”, Bộ Công Thương cho hay.

Nhiều nhiệt điện trở lại hoạt động sẽ giúp cung ứng điện ở miền Bắc bớt căng thẳng. Ảnh: Nguyễn Bằng.

Nhiều nhiệt điện trở lại hoạt động sẽ giúp cung ứng điện ở miền Bắc bớt căng thẳng. Ảnh: Nguyễn Bằng.

Bộ Công Thương cho biết, đã chỉ đạo các đơn vị bằng mọi giá không được để thiếu than, thiếu nhiên liệu phục vụ cho sản xuất điện. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải tập trung mọi nỗ lực trong vận hành hệ thống điện, có giải pháp cấp bách, trong bất cứ hoàn cảnh nào, hệ thống điện quốc gia phải được đảm bảo, đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

“EVN khẩn trương đàm phán và huy động các nhà máy điện đã sẵn sàng phát điện, đẩy nhanh việc mua bán điện với các dự án nhập khẩu điện đã ký kết và thực hiện ngay việc phát động phong trào tiết kiệm điện trong toàn ngành. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than, Khoáng sản Việt Nam chỉ đạo, đôn đốc khắc phục sự cố và sớm đưa vào vận hành các tổ máy phát điện, đảm bảo vận hành tin cậy, ổn định các nhà máy điện, không để xảy ra việc thiếu khí, thiếu than cho sản xuất điện”, Bộ Công Thương yêu cầu.

Nguồn: [Link nguồn]

Chuyên gia chia sẻ về sự thật thiết bị tiết kiệm điện người tiêu dùng đang ưa chuộng

“Giảm lượng tiêu thụ điện tới 40% hoá đơn tiền điện, bảo hành uy tín 1 đổi 1…” là những lời quảng cáo tràn lan về thiết bị tiết kiệm điện. Sự thật của thiết...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tuyên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN