Khủng hoảng đến từng mớ rau, cà chua cũng có mức giá trên trời

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Khung cảnh tại một chợ thực phẩm truyền thống cho thấy cuộc đấu tranh đầy khó khăn của người dân Ai Cập trước tình trạng lạm phát tăng cao

Sau khi về hưu, bà Nadia Ibrahim thường xuyên có mặt tại chợ thực phẩm ngoài trời ở quận Abdeen dành cho tầng lớp trung lưu của Cairo để mua thực phẩm.

Cứ sau mỗi lần đến đây mua đồ ăn, bà lại phải trả một mức giá cao hơn cho cùng một lượng mua sắm. Bà nói, giá cả không tăng đáng kể từ tuần này sang tuần khác, nhưng những đợt tăng nhỏ đã duy trì trong nhiều tháng, có nghĩa là bây giờ bà phải bỏ một số mặt hàng và mua ít hơn những mặt hàng khác.

Khủng hoảng đến từng mớ rau, cà chua cũng có mức giá trên trời - 1

"Giá tăng lên một cách lặng lẽ và âm thầm, nhưng không thoát khỏi sự chú ý của tôi," bà nói khi đi dạo trên những con đường hẹp và bụi bặm của chợ vào một buổi sáng gần đây. "Tôi không còn ngạc nhiên nữa. Tôi đã quen với việc đó."

Bà Ibrahim, sống trong một căn hộ 4 tầng cách chợ 10 phút đi bộ, cảm thấy thật khó khăn để đủ sống với số tiền lương hưu ít ỏi của hai vợ chồng. Cuốc sống của họ vốn đã khắc khổ lại càng trở nên khắc khổ hơn khi giá cả leo tháng.

Tình cảnh của bà cũng là điều mà đại đa số 104 triệu người dân Ai Cập phải chịu từ sau thời điểm Nga thực hiện chiến dịch đặc biệt. Chính phủ Ai Cập cho rằng cuộc xung đột là nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng tại quốc gia này - điều chưa từng xảy ra trong nhiều thập kỉ.

Nga và Ukraine sản xuất khoảng 20% lượng lúa mì xuất khẩu toàn cầu cũng như một lượng lớn dầu ăn trên toàn cầu. Hai quốc gia này chiếm 80% lượng mua lúa mì của Ai Cập, một trong những nước nhập khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới.

Là một trong những quốc gia nợ nần nhiều nhất trong khu vực, cuộc khủng hoảng ở Ai Cập được xác định bởi lạm phát hai con số - gần 26% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 1 - chủ yếu do giá lương thực tăng vọt.

Nỗi khổ đi chợ

Trong lần đi chợ gần đây nhất, bà Ibrahim đã mua một kg ức gà với giá 190 bảng Ai Cập (khoảng 6 USD). Mức giá đó gần gấp đôi so với mức giá 100 bảng Ai Cập của một năm trước. Người bán hàng nói với bà ấy rằng bà thật may mắn khi mua được miếng thịt với giá 190 bảng trong khi lẽ ra nó phải đắt hơn sau khi anh ta đã cắt bỏ phần mỡ.

"Tôi biết rằng 190 bảng là quá nhiều đối với hầu hết mọi người. Nhu cầu đối với ức gà giảm đến mức một số cửa hàng trong chợ đã phải đóng cửa", người bán hàng - một nam giới vạm vỡ ở độ tuổi 40 - nói với bà Ibrahim khi anh cắt ức gà bằng dao.

Điểm dừng tiếp theo là một chiếc xe đẩy bằng gỗ chất đầy cà chua, nơi chủ cửa hàng chỉ thẳng vào đống cà chua kém chất lượng hơn khi bà Ibrahim tỏ ra bất bình trước mức giá quá cao của những quả ngon, đẹp.

"Cà chua không điên nữa," tiểu thương này nói, ám chỉ đến cái tên "el outa el magnouna" – "cà chua điên" – mà người Ai Cập đã đặt cho mức giá “điên rồ” của cà chua vì sự biến động giá bất thường của chúng.

Tổng thống El Sisi cho rằng sẽ là vô lý nếu mong đợi chính phủ kiểm soát giá thực phẩm ở tất cả các cửa hàng và đề nghị người dân Ai Cập trừng phạt những người bán hàng tham lam.

Chính phủ Ai Cập đã chi hàng tỷ USD để bảo vệ những người Ai Cập dễ bị tổn thương nhất khỏi lạm phát, bao gồm trợ cấp bánh mì cho gần 70 triệu người. Ai Cập cũng đảm bảo rằng tất cả các mặt hàng thực phẩm thiết yếu đều có sẵn, mặc dù với giá do các nhà bán lẻ quy định.

Nguồn: [Link nguồn]

Công ty kẹo nổi tiếng hơn 100 tuổi của Nhật Bản phá sản vì lạm phát

Một công ty kẹo Nhật Bản được nhiều thế hệ yêu thích, thậm chí còn xuất hiện trong một bộ phim hoạt hình ăn khách, đã trở thành nạn nhân của giá nguyên liệu và năng lượng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo The National News) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN