Giá tăng vọt, các xưởng sấy cau tại Nam Định ‘chạy’ hết tốc lực

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Giá cau năm nay tăng vọt do nhu cầu thị trường tăng cao. Các xưởng sấy cau tại Nam Định làm việc hết công suất từ đầu mùa, đem lại doanh thu lớn, tạo công ăn việc làm cho nhiều người.

Thị trường cau tươi tại Nam Định ghi nhận cơn "sốt" giá. Sản lượng cau không cao như kỳ vọng, nhưng giá bất ngờ tăng vọt. Hiện giá cau tươi tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm trước.

30 năm làm nghề thu mua và sấy cau, ông Vương Văn Đức (chủ một xưởng sấy cau lớn tại xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) cho biết, giá cau năm nay gần như cao kỷ lục.

Giá cau tươi đang được thu mua 90.000 đồng/kg, cau khô khoảng 450.000-500.000/kg.

Giá cau tươi đang được thu mua 90.000 đồng/kg, cau khô khoảng 450.000-500.000/kg.

Cau tươi có giá 90.000 đồng/kg, cau khô khoảng 450.000-500.000/kg và có thể sẽ còn tăng. Năm ngoái, giá cau tươi chỉ khoảng 15.000-25.000 đồng/kg.

Thị trường tiêu thụ chính hiện là Trung Quốc. Quốc gia láng giềng thu mua cau khô về làm kẹo cau, một loại kẹo có tác dụng giữ ấm cơ thể. Dù giá cao nhưng hàng ra đến đâu, thương lái Trung Quốc thu mua hết.

“Năm nào thương lái Trung Quốc cũng sang tận nơi thu mua cau. Năm nay, giá cau rất cao nhưng tôi không quá bất ngờ. Đầu mùa Trung Quốc báo lượng hàng thành phẩm tồn kho cũ đã hết, cung không đủ cầu nên giá tăng cao”, ông Đức nói.

Xã Hải Đường có trên 100ha diện tích trồng cau.

Xã Hải Đường có trên 100ha diện tích trồng cau.

Nhiều lò sấy thủ công bằng than củi, than tổ ong chuyển sang công nghệ mới lò hơi.

Nhiều lò sấy thủ công bằng than củi, than tổ ong chuyển sang công nghệ mới lò hơi.

Để tối ưu lợi nhuận, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhiều xưởng sấy cau tại xã Hải Đường đầu tư công nghệ hiện đại. Xưởng sấy cau của gia đình ông Đức đã chuyển từ sấy thủ công bằng than củi, than tổ ong sang công nghệ mới bằng lò hơi từ năm 2023. Xưởng này có 5 lò sấy, công suất tối đa 10 tấn cau/mẻ.

“Công nghệ sấy mới thân thiện với môi trường lại đỡ hao hụt, tiết kiệm thời gian, thành phẩm có chất lượng cao hơn, mẫu mã đẹp so với sấy thủ công”, ông Đức cho hay.

Ông Đức kiểm tra chất lượng cau đầu vào kỹ lưỡng.

Ông Đức kiểm tra chất lượng cau đầu vào kỹ lưỡng.

Theo ông Đức, để ra được mẻ cau khô phải qua rất nhiều công đoạn và phải kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng ngay từ nguyên liệu đầu vào.

Cau tươi nguyên liệu đạt chuẩn có kích cỡ trung bình 40-50 quả một kg. Qua công đoạn luộc, cau được chuyển vào lò sấy 60 độ trong vòng 3 ngày 3 đêm hoặc 4 ngày 3 đêm liên tục.

Trước khi tiến hành sấy, cau được cho vào sọt lớn đem luộc chín, mỗi mẻ hơn 1,3 tấn.

Trước khi tiến hành sấy, cau được cho vào sọt lớn đem luộc chín, mỗi mẻ hơn 1,3 tấn.

Cau sấy phải được lấy ra khỏi lò đúng tầm, không ướt hay khô quá, nếu không giá sẽ rẻ hoặc thương lái không mua. Trung bình cứ khoảng 5kg cau tươi được 1kg cau khô. Sấy xong, cau sẽ được công nhân phân loại bằng tay, sau đó bằng máy.

Các lò sấy cau hoạt động hết công suất.

Các lò sấy cau hoạt động hết công suất.

Sau khi sấy, cau sẽ được tiến hành phân loại bằng máy sàng.

Sau khi sấy, cau sẽ được tiến hành phân loại bằng máy sàng.

Trung bình mỗi ngày xưởng này làm khoảng 20 tấn cau tươi. Vụ này, ông Đức dự kiến làm khoảng 1.500 tấn cau tươi, sau khi sấy được khoảng 300 tấn khô. 

Nhân công luôn tay phân loại cau sấy.

Nhân công luôn tay phân loại cau sấy.

Từ đầu mùa cau (tháng 7 âm lịch) đến nay, xưởng sấy cau của ông Đức hoạt động liên tục, tạo công ăn việc làm cho hơn 20 lao động, thu nhập từ 200.000-700.000 đồng/người/ngày. 

Hơn 80 tuổi, bà Nga vẫn tham gia tách cau tươi, kiếm thêm thu nhập.

Hơn 80 tuổi, bà Nga vẫn tham gia tách cau tươi, kiếm thêm thu nhập.

Bà Nguyễn Thị Nga (80 tuổi, xã Hải Đường, huyện Hải Hậu), cho biết công việc nhặt và phân loại cau, bà được trả lương khoảng 200.000 đồng/ngày. “Ở quê, tuổi cao khó làm gì ra tiền. Công việc này không vất vả, lại có nguồn thu nhập đều đặn, tôi rất mừng”, bà Nga nói. 

5kg cau tươi sấy xong còn khoảng 1kg khô.

5kg cau tươi sấy xong còn khoảng 1kg khô.

Cách xưởng nhà ông Đức không xa, xưởng sấy cau nhà ông Lê Văn Trường cũng đang hoạt động hết công suất.

Theo bà Nguyễn Thị Vui (63 tuổi, công nhân xưởng sơ chế cau của ông Trường), năm nay giá cau tươi và cau sấy đều rất cao. Mỗi ngày xưởng làm hơn 10 tấn cau tươi, hôm nào thu mua được nhiều thì làm nhiều hơn.

Xưởng nhà ông Lê Văn Trường mỗi ngày sấy 10 tấn cau tươi.

Xưởng nhà ông Lê Văn Trường mỗi ngày sấy 10 tấn cau tươi.

Thấy cau có tiềm năng, nhiều hộ tăng diện tích trồng loại cây này, thậm chí có hộ chuyển đổi loại cây khác sang cau. 

Theo chủ tịch UBND xã Hải Đường Trần Thanh Huyên, hiện xã có trên 100ha diện tích trồng cau, khoảng 2.000 hộ dân trồng loại cây này và trên 30 xưởng sơ chế xuất khẩu. Nhiều hộ dân còn ươm cau giống phục vụ nhu cầu trong và ngoài tỉnh, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế địa phương.

Dù vậy, vị chủ tịch xã lưu ý, thị trường tiêu thụ cau khá hẹp, khó đoán do phụ thuộc chủ yếu vào Trung Quốc. Tuy giá cau năm nay cao, có thể sang năm sẽ rớt thê thảm. Nếu phá bỏ loại cây khác để trồng cau ồ ạt, không cẩn thận những năm sau có thể sẽ rơi vào cảnh vỡ nợ vì cau. 

Năm 2021, giá cau tươi lên đến 97.000 đồng/kg, gần tương đương giá hiện nay, sau đó rớt thê thảm xuống còn 15.000 đồng/kg. Lãnh đạo xã khuyến cáo, bà con trồng cau xen canh, không nên trồng cau mới ồ ạt do chưa thể dự báo được thị trường tiêu thụ. 

Nguồn: [Link nguồn]

Hiện mỗi ký cau tươi có giá dao động từ 55.000 - 60.000 đồng, khiến người dân vùng trồng cau Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi rất phấn khởi. Tuy nhiên, điều này cũng khiến họ lo lắng thị trường xuất khẩu sẽ ngừng “ăn hàng”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trọng Tùng ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN