Giá tăng gấp đôi, nhiều người làm dịch vụ này vẫn phải từ chối bớt khách hàng

Sự kiện: Tết Nguyên đán

Những ngày cuối năm, dịch vụ rửa xe lại nhộn nhịp, tất bật hơn bao giờ hết. Hầu hết địa điểm rửa xe đều hoạt động “hết công suất” mà vẫn không kịp đáp ứng nhu cầu của khách.

Năm nào cũng vậy, ngày 29, 30 Tết (Âm lịch) là thời gian mà mọi người tất bật chuẩn bị để chào đón năm mới. Đó cũng là ngày các gia đình bắt tay vào việc dọn dẹp, làm sạch nhà cửa và những vật dụng gắn bó với họ. Tuy nhiên, những người làm dịch vụ rửa xe thì đó lại là ngày làm việc hết công suất, miệt mài, không có giờ nghỉ. Bù lại vào đó, họ cũng thu về được khoản tiền xứng đáng với công sức bỏ ra.

Anh Phạm Long, một chủ quán sửa, rửa xe ở Hưng Yên, cho biết dịch vụ rửa xe trong mấy ngày cuối năm rất “đắt khách”. Theo anh, khách hàng còn phải xếp hàng đợi tới lượt rửa xe.

“Nhiều người có quan niệm năm mới mọi thứ đều phải sạch sẽ, gọn gàng nên họ thường làm sạch tất cả mọi vật dụng. Đó cũng là lý do khiến những quán rửa xe luôn chật kín người những ngày cuối năm. Họ chấp nhận đợi cả tiếng đồng hồ để có thể làm sạch chiếc xe máy, ô tô của mình”, anh cho hay.

Giá tăng gấp đôi, nhiều người làm dịch vụ này vẫn phải từ chối bớt khách hàng - 1

Dịch vụ rửa xe cuối năm rất đắt khách, nhiều người chấp nhận đợi cả tiếng đồng hồ để rửa xe.

Theo đó, giá cả cũng tăng lên gấp đôi, gấp ba lần ngày thường. Thông thường, xe máy chỉ rửa hết khoảng 15.000 – 20.000 đồng nhưng ngày cận Tết phải tăng lên từ 30.000 – 50.000 đồng/chiếc. Với ô tô cũng vậy, giá dao động khoảng 70.000 – 100.000 đồng/chiếc.

“Không như những nghề khác được nghỉ ngơi, người làm nghề này phải chấp nhận vất vả mấy ngày cuối năm. Năm ngoái, anh chỉ làm đến chiều tối 30 Âm lịch là nghỉ thôi vì quá mệt. Anh còn thuê thêm 2-3 nhân viên về rửa xe để phục vụ khách nhưng quá tải, làm không xuể”, anh chia sẻ thêm.

Anh tâm sự làm nghề rửa xe phải chấp nhận như vậy, trong khi người ta nghỉ ngơi chuẩn bị đón Tết thì đó lại là thời gian người làm nghề rửa xe bận rộn, tất bật nhất. “Năm nào cũng vậy, tôi lúc nào cũng chuẩn bị sẵn tâm lý, sức khỏe để có thể phục vụ nhu cầu của khách chu đáo nhất”, anh cho hay.

Tương tự, anh Huy (Đông Anh, Hà Nội) cũng cho rằng nghề rửa xe kiếm ăn được nhất vào những ngày cuối năm. “Khách đến quá nhiều, người làm không hết được. Việc ăn uống, nghỉ ngơi cũng phải tranh thủ”, anh khẳng định.

Giá tăng gấp đôi, nhiều người làm dịch vụ này vẫn phải từ chối bớt khách hàng - 2

Không chỉ thế, nhiều tiệm rửa xe còn không nhận thêm xe vào chiều 30 Tết vì quá tải.

Năm ngoái, vào đêm 30, mọi người xúng xính quần áo đi xem bắn pháo hoa nhưng anh vẫn chưa được nghỉ ngơi đón Tết. “Thông thường, các tiệm rửa xe sẽ đóng cửa vào đêm giao thừa. Anh cũng muốn nghỉ ngơi như vậy nhưng toàn người quen đến nhờ nên anh cũng nể và cố gắng làm. Đỉnh điểm năm ngoái anh làm đến 11h đêm 30 Âm lịch mới xong”, anh cho hay.

Chỉ tính riêng 3 ngày cuối năm, anh nhận rửa hàng trăm chiếc xe, tính cả xe máy và ô tô. Mỗi chiếc xe máy chỉ mất khoảng 10-15 phút là rửa xong, còn với ô tô thì mất nhiều thời gian hơn một chút nhưng giá cũng cao hơn gấp đôi.

Tuy vất vả, phải làm việc với cường độ cao suốt cả ngày nhưng bù lại thu nhập khiến người làm nghề thấy “ấm lòng”. Một người làm nghề này tiết lộ tính trung bình mỗi ngày cuối năm cũng kiếm được vài triệu đồng. Cũng vì thế, ai cũng cố gắng làm việc hết công suất để có cái tết ấm no.

TP HCM: Dịch vụ thuê xe đi lễ hội “chặt chém” sau Tết

Nhu cầu du Xuân, lễ hội tăng cao khiến dịch vụ cho thuê xe đắt khách. Nắm được tâm lý này, nhiều công ty cho thuê xe du...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Tết Nguyên đán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN