Giá đường ngoại rẻ, "đầu nậu" dùng chiêu tinh vi tuồn hàng về nước

Sự kiện: Kinh Doanh

Theo khảo sát từ Ban chỉ đạo thị trường nông nghiệp (Bộ NNPTNT), giá bán buôn đường cát trung và đường cát to tuần qua tại An Giang ổn định lần lượt ở mức 16.000 đồng/kg và 17.000 đồng/kg sau khi giảm 1.500 đồng/kg tuần trước. Tại địa bàn Hưng Yên, giá đường tinh luyện trắng tinh – trắng ngà ổn định ở mức 14.000 – 14.800 đồng/kg.

Hiện nay, do giá đường trong nước cao hơn so với giá đường ngoại nhập nên giới “đầu nậu” đã ráo riết vận chuyển hàng qua biên giới vào Việt Nam. Năm 2016 và nửa đầu năm 2017 được đánh giá là thời gian hoạt động buôn lậu diễn ra phức tạp với nhiều chiêu trò, thủ đoạn tinh vi.

Giá đường ngoại rẻ, "đầu nậu" dùng chiêu tinh vi tuồn hàng về nước - 1

Đường cát nhập lậu bị Công an huyện Đức Hòa (Long An) thu giữ.  Ảnh: Báo Long An  

Để ngăn chặn, lực lượng chức năng đã gặp không ít những khó khăn và buôn lậu đường đang ngày càng trở thành vấn nạn đầy thách thức với ngành mía đường Việt Nam. Trong năm 2018, ngoài việc tiếp tục phải đối mặt với những bất lợi do biến đổi khí hậu, ngành mía đường còn phải đương đầu với sự cạnh tranh của đường ngoại nhập khi chúng ta thực hiện các cam kết về thương mại.

Để ngành mía đường phát triển trước tác động của hội nhập, Bộ NNPTNT cần tiếp tục phối hợp với các nhà máy đường nhằm tăng năng suất, chất lượng mía nguyên liệu, giảm giá thành sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm đường Việt Nam. Các nhà máy đường cần chủ động giảm giá thành thông qua chính sách về giá bán, tạo lập kênh phân phối riêng, qua đó kiểm soát và bình ổn giá đường trong nước.

Theo thông tin của Tổ chức Đường thế giới (ISO), hàng năm lượng đường nhập lậu vào Việt Nam tương đương khoảng 1/3 tổng sản lượng của toàn ngành. Chính vì vậy, việc chống buôn lậu, gian lận thương mại của hàng hóa, đặc biệt trong ngành mía đường là trách nhiệm của các lực lượng chức năng và toàn xã hội với những giải pháp quyết liệt và đồng bộ như: Đề xuất Chính phủ dừng việc tạm dừng tái xuất, các địa phương dứt khoát không cấp phép mới cơ sở sang bao đóng gói mà không có nhà máy; sớm hoàn thiện đề án tái cơ cấu ngành mía đường đến năm 2030.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Ngân (Dân Việt)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN