Giá cà phê lập kỷ lục mới, vượt 110.000 đồng/kg và có thể lên 120.000 đồng/kg

Nhiều chuyên gia dự báo giá cà phê thế giới lẫn cà phê trong nước sẽ tiếp tục đà tăng trong thời gian tới khi nhu cầu thế giới tăng nhưng nguồn cung cạn dần.

Sau khi lập mốc giá kỷ lục hơn 100.000 đồng/kg, thì hôm nay 14-4, giá cà phê nhân xô của Việt nam tại các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục tăng cao, lập một mức giá kỷ lục mới cao nhất trong lịch sử vượt mức hơn 110.000 đồng/kg.

Giá cà phê xô đổ mọi kỷ lục

Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại các huyện của tỉnh Đắk Lắk được thu mua với giá 110.300 – 110.400 đồng/kg. Tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức cao lên tới 110.600 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay tại ở các tỉnh khác của vùng Tây Nguyên đều được thu mua với mức trên 110.000 đồng/kg.

Nhu cầu thế giới cao trong khi nguồn cung từ Việt Nam đang cạn kiệt, đẩy giá cà phê nhân trong nước tăng cao. Ảnh: QH

Nhu cầu thế giới cao trong khi nguồn cung từ Việt Nam đang cạn kiệt, đẩy giá cà phê nhân trong nước tăng cao. Ảnh: QH

Thị trường cà phê trong nước tăng so với cùng thời điểm hôm qua. Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5-2024 tăng 57 USD/tấn, ở mức 3.900 USD/tấn, giao tháng 7-2024 tăng 62 USD/tấn, ở mức hơn 3.850 USD/tấn.

Giá có thể lên 120.000 đồng/kg

Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA) cho biết doanh nghiệp đang giao dịch ở mức 105.000 - 110.000 đồng/kg. Nếu giá cà phê tăng lên 120.000 đồng/kg cũng là bình thường do nhu cầu thế giới cao trong khi nguồn cung từ Việt Nam đang cạn dần.

Từ tháng 10-2023 đến tháng 3-2024, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1 triệu tấn cà phê, sản lượng tồn kho ước chỉ còn khoảng 300.000 tấn. Như vậy, khả năng chỉ 2 tháng nữa Việt Nam cũng không còn nguồn cung. Trong khi đó, niên vụ mới đến tháng 10 tới mới bắt đầu thu hoạch.

Giá cà phê trong nước tăng cao khiến các doanh nghiệp chế biến cà phê xuất khẩu gặp nhiều khó khăn vì giá xuất khẩu. Ảnh: QH

Giá cà phê trong nước tăng cao khiến các doanh nghiệp chế biến cà phê xuất khẩu gặp nhiều khó khăn vì giá xuất khẩu. Ảnh: QH

Bên cạnh đó, ông Hải cũng cho biết nhu cầu tiêu thụ của thế giới tăng nhưng nguồn cung lại không nhiều nên đẩy giá tăng. Như vụ mùa cà phê ở Brazil phải tháng 5 bắt đầu thu hoạch, nhưng lo ngại thời tiết nắng nóng cũng làm giảm năng suất. Lo ngại thời tiết cũng ảnh hưởng tới sản lượng cà phê Việt Nam trong vụ mùa tới.

Các chuyên gia khác cũng cho rằng sự gián đoạn vận chuyển ở Biển Đỏ, đã dẫn đến giá cà phê Robusta tăng vọt. Tăng trưởng nguồn cung cà phê đang chậm lại trên khắp thế giới khi nông dân chuyển sang các loại cây trồng và hoạt động kinh doanh có lợi nhuận khác. Ở một số nước châu Phi, nhiều nông dân đã chọn cách chia nhỏ mảnh đất của mình để thực hiện các dự án bất động sản.

Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch VICOFA cảnh báo doanh nghiệp hạn chế tối đa việc mua xa – bán xa để tránh rủi ro. Đối với các tranh chấp hợp đồng mua bán đã xảy ra, cần đàm phán, thỏa thuận để cùng chia sẻ rủi ro, chia sẻ giá cả cũng như tiến độ và thời gian giao hàng khi giá cà phê tăng cao đột ngột, tránh thiệt hại. Ảnh: QH

Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch VICOFA cảnh báo doanh nghiệp hạn chế tối đa việc mua xa – bán xa để tránh rủi ro. Đối với các tranh chấp hợp đồng mua bán đã xảy ra, cần đàm phán, thỏa thuận để cùng chia sẻ rủi ro, chia sẻ giá cả cũng như tiến độ và thời gian giao hàng khi giá cà phê tăng cao đột ngột, tránh thiệt hại. Ảnh: QH

Một số quốc gia sản xuất cà phê đang chứng kiến các sự kiện liên quan đến thời tiết. Ví dụ, Việt Nam đang trải qua một đợt nắng nóng lớn ảnh hưởng lớn đến sản xuất cây trồng. Thương lái, doanh nghiệp địa phương găm hàng khiến tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên thị trường trở nên trầm trọng, càng đẩy giá tăng vọt lên các mức đỉnh mới.

Nguồn: [Link nguồn]

Cá ngần có người rao bán với giá chỉ 89.000 đồng/kg khiến nhiều người không khỏi đặt ra câu hỏi nghi vấn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo QUANG HUY ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN