Gạo Việt vượt qua Thái Lan, lập kỷ lục giá cao nhất thế giới

Sau nhiều lần giằng co về vị trí giá cao nhất thế giới, gạo Việt Nam vừa lấy lại vị trí số 1 từ gạo Thái khi tiếp tục thiết lập mức giá kỷ lục cao nhất trong vòng 15 năm trở lại đây.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (Vietfood), sau khi Ấn Độ áp lệnh cấm xuất khẩu các loại gạo tẻ thường, giá gạo Việt Nam và Thái Lan đua nhau tăng và thiết lập kỷ lục mới.

Cụ thể, phiên giao dịch ngày 19/7 (trước ngày Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo), giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam ở mức 533 USD/tấn, gạo Thái Lan cùng loại có giá 541 USD/tấn. Đến ngày 1/8, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đạt trung bình 590 USD/tấn, mức giá cao nhất trong 11 năm qua.

Mức giá này những tưởng đã rất ấn tượng song trong 20 ngày qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lại tiếp tục tăng mạnh.

Dữ liệu cập nhật của Vietfood cho thấy, đến ngày 18/8, gạo 5% tấm của Việt Nam giao dịch ở mức 628 USD/tấn, gạo 25% ở mức 618 USD/tấn. Trong khi đó, gạo Thái Lan cùng loại có mức giá lần lượt là 618 USD/tấn và 561 USD/tấn.

Hiện, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam chỉ thấp hơn năm 2008 - thời điểm thế giới khủng hoảng lương thực trầm trọng, đẩy giá gạo lên cơn sốt với mức hơn 1.000 USD/tấn, mức cao nhất trong lịch sử.

Giá gạo Việt Nam quay trở lại vị trí cao nhất thế giới.

Giá gạo Việt Nam quay trở lại vị trí cao nhất thế giới.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan cho biết, sau khi Ấn Độ và một số nước cấm xuất khẩu gạo, nhiều thị trường như Trung Quốc, Philippines, Indonesia đang tranh mua gạo Việt với số lượng tăng 40% đến vài chục lần.

Để tận dụng thời cơ xuất khẩu gạo, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho hay, đang tập trung chỉ đạo tổ chức sản xuất tốt, nhằm đảm bảo cung ứng sản lượng.

Bộ NN&PTNT đã giao các Cục Trồng trọt, Thủy lợi, Bảo vệ Thực vật xem xét tình hình hạn mặn, xem có khả năng tăng diện tích vụ Thu Đông. Nếu tăng thêm 50.000 ha lúa vụ Thu Đông, Việt Nam có thể thu thêm 100 triệu USD, vừa góp phần cung ứng lương thực cho thế giới và mang lại thu nhập cho nông dân.

Đối với vụ Đông Xuân, lãnh đạo Bộ NN&PTNT chia sẻ rất quan tâm, ngay sau vụ Thu Đông kết thúc đã chỉ đạo rõ về kỹ thuật, bám sát hạn mặn, khung thời vụ xuống giống từ tháng 10, thu hoạch càng sớm càng tốt, kết thúc khung thời vụ là 31-12, né mặn, hạn, còn có thêm gạo phục vụ xuất khẩu.

“Bộ cũng yêu cầu các cơ quan chuyên ngành của bộ như: Cục Bảo vệ Thực vật, Cục Quản lý, Chế biến và phát triển thị trường xử lý các rào cản kỹ thuật trên tinh thần tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp xuất khẩu càng sớm càng tốt để mở rộng các thị trường mới, đa dạng hóa thị trường”, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho hay.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm nay, cả nước xuất khẩu gần 4,9 triệu tấn gạo, thu về 2,62 tỷ USD, tăng 20,1% về lượng và tăng 31,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Từ nay đến cuối năm, Bộ NN&PTNT tính toán còn dư 2,6 triệu tấn gạo để xuất khẩu. Dự báo xuất khẩu gạo năm nay của Việt Nam có thể đạt kỷ lục hơn 4 tỷ USD.

Nguồn: [Link nguồn]

Giá xăng dầu chấm dứt tăng liên tiếp?

Trước đà giảm của giá dầu thế giới, giá xăng dầu trong nước dự báo ngày mai (21/8) có thể giảm theo, chấm dứt mạch 4 lần liên tiếp trong thời gian gần đây.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuân Phong ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN