Dưa hấu trăng sao - lạ mà quen

Sự kiện: Kinh Doanh

Được bao bọc bởi lớp vỏ màu xanh đen với những đốm lấm chấm màu vàng nhỏ li ti (trông giống như các ngôi sao) xung quanh một điểm vàng lớn (mặt trăng), loại dưa hấu trăng sao đặc biệt này có "ngoại hình" khá bắt mắt so với các loại dưa hấu khác.

Dưa hấu trăng sao - lạ mà quen - 1

Dưa hấu trăng sao là một loại giống dưa cũ đã có từ rất lâu đời. Loại dưa hấu này không phải là một sản phẩm của một loại dưa hấu bị bệnh hay bị biến đổi gen mà là sản phẩm có gen tự nhiên khác biệt. Nhờ đó, chúng có "ngoại hình" khá bắt mắt so với các loại dưa hấu khác.

Dưa hấu trăng sao - lạ mà quen - 2

Dưa hấu trăng sao - lạ mà quen - 3

Dưa hấu trăng sao có lõi màu đỏ hoặc vàng, ít hạt. Mặc dù lớp vỏ khác biệt song dưa vẫn giữ vị ngọt mát như các loại truyền thống. 

Dưa hấu trăng sao - lạ mà quen - 4

Năm 1926, loại dưa hấu kỳ lạ này được giới thiệu trên thị trường. Khi đó, Peter Henderson và Công ty của mình đã đặt tên cho loại dưa hấu đặc biệt này là dưa hấu mặt trời, mặt trăng và sao. Sau đó một thời gian, loại dưa này bỗng dưng biến mất khỏi thị trường trong nhiều thập kỷ, điều này khiến nhiều người nghĩ rằng, loại dưa hấu kỳ lạ này đã bị tuyệt chủng.

Dưa hấu trăng sao - lạ mà quen - 5

Tuy nhiên, đến năm 1981, Kent Whealy, người đồng sáng lập ra Seed Savers Exchange liên lạc với Merle Van Doren đã tiến hành nghiên cứu thành công và trồng lại được loại dưa hấu này. Đặc biệt, ngoài ruột đỏ truyền thống thì nhóm nghiên cứu này đã phát triển thêm một loại dưa hấu trăng sao mới có ruột vàng. Đến năm 1987, dưa hấu trăng sao ruột vàng được ra mắt người tiêu dùng.

Dưa hấu trăng sao - lạ mà quen - 6

Mỗi quả dưa hấu trăng sao này khá nặng, lên tới 9-10kg. Chúng giúp các trang trại ở Mỹ kiếm được những khoản kha khá.

Dưa hấu trăng sao - lạ mà quen - 7

Dưa hấu trăng sao khá ưa đất cát nhẹ, tơi xốp. Khi trồng, hạt giống gieo sẽ nảy mầm trong 4-10 ngày. 

Dưa hấu trăng sao - lạ mà quen - 8

Tốt nhất bạn nên trồng hạt giống sau khi chưa nảy mầm này trong nhiệt độ ấm, khoảng 60 độ C. Việc làm ấm đất sẽ giúp cây giữ được độ ẩm cũng như đẩy lùi cỏ dại trong chậu.

Dưa hấu trăng sao - lạ mà quen - 9

Lưu ý, rễ của chúng lan rất rộng nên khi tiến hành trồng bạn cần chọn vị trí gieo hạt thích hợp. Rễ của loại dưa này sẽ lan ra khoảng 1,8 - 2,4m trong khu vực trồng.

Dưa hấu trăng sao - lạ mà quen - 10

Kể từ ngày gieo hạt, dưa hấu trăng sao lạ mắt này sẽ cho thu hoạch trong khoảng 3-4 tháng sau đó.

Dưa hấu trăng sao - lạ mà quen - 11

Dưa có thể hình tròn, bầu dục, thậm chí, một số nhà vườn trồng được chúng với hình vuông độc, lạ để thu hút người tiêu dùng.

Dưa hấu trăng sao - lạ mà quen - 12

So với lá của các loại dưa hấu thông thường khác, dưa hấu trăng sao cũng có những chiếc lá khá lạ mắt. Cũng như các loại dưa khác, dưa hấu trăng sao cũng rất ưa ánh sáng, chúng cần được trồng ở nơi thoáng, có ánh sáng mặt trời trực tiếp và cần được tưới nước thường xuyên.

Dưa hấu trăng sao - lạ mà quen - 13

Dưa hấu trăng sao không nên thu hoạch vào sáng sớm mà nên thu hoạch vào những thời điểm khác trong ngày để trái có vị ngon tuyệt vời nhất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lục Vô Song (Dân Việt)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN