Chỉ 8 cây bưởi ngọt "vô danh", thu 80 triệu/vụ

Sự kiện: Kinh Doanh

Từ duy nhất 1 cây bưởi ngọt "vô danh" già cỗi mà bố chồng chị trồng cách đây gần 30 năm, chị Vũ Thị Chiêm, tiểu khu 30/4, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu (Sơn La) đã nhân rộng ra hơn 200 cây trồng ở vườn nhà, xen canh với mận hậu. Vụ bưởi năm 2016, từ 8 cây bưởi ngọt "vô danh" trồng sớm nhất trong vườn, chị Chiêm đã thu được hơn 80 triệu đồng - số tiền thật đáng mơ ước cho những ai trồng bưởi.

1 cây bưởi ngọt bán được 10 triệu đồng tiền quả

Dẫn chúng tôi ra mảnh vườn sau nhà, chỉ vào cây bưởi ngọt "vô danh" mà vòng tay người lớn người ôm mới xuể, chị Chiêm vui vẻ cho biết: Cây bưởi này do bố chồng chị trồng cách đây gần 30 năm trước. Bưởi không có tên, nhiều người bảo giống bưởi ngọt vô danh. Đây là giống bưởi ngọt, ông xin  giống tận dưới tỉnh Hưng Yên đem về trồng ở sau nhà. Mấy năm sau, cây bưởi cho quả, gia đình chị hái xuống ăn, vị bưởi ngọt mát, thơm thoang thoảng đặc trưng của bưởi, ai cũng tấm tắc khen ngon. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, do bưởi chưa có thị trường tiêu thụ nên cả nhà chị không ai nghĩ đến chuyện đem bán ra ngoài hoặc chiết, ghép nhân giống bưởi quý. Thỉnh thoảng tới mùa quả chín, chị Chiêm  lại hái cho bà con, hàng xóm đi làm nương ở gần đó thưởng thức giống bưởi ngọt của gia đình...

Chỉ 8 cây bưởi ngọt "vô danh", thu 80 triệu/vụ - 1

Niềm vui sướng hạnh phúc của chị Chiêm khi giống bưởi ngọt "vô danh" của gia đình ngày càng được nhiều người biết đến.

Chỉ 8 cây bưởi ngọt "vô danh", thu 80 triệu/vụ - 2

Những gốc bưởi ngọt "vô danh" cả vòng tay người lớn ôm mới xuể được bố chồng chị Chiêm xin giống từ tỉnh Hưng Yên mang lên cao nguyên Mộc Châu trồng cách đây gần 30 năm.

“Cách đây khoảng 8 năm, có nhiều người do ăn bưởi nhà tôi ngon, ngọt nên đã tìm đến nhà hỏi mua bưởi. Tôi bàn với chồng là chiết cành, nhân giống trồng ở vườn nhà để giống bưởi ngọt này không bị mai một. Khi đó, tôi suy nghĩ, dù sau này bưởi không đem lại giá trị kinh tế cao thì chí ít cũng có giá trị lưu giữ kỷ niệm của bố chồng tôi để lại cho con, cháu. Dần dà cũng có người đến hỏi mua giống, tuy giá lúc bây giờ bán không cao nhưng mọi người trong nhà ai cũng phấn khởi...” – chi Chiêm cho hay.

Chỉ 8 cây bưởi ngọt "vô danh", thu 80 triệu/vụ - 3

3 năm trở lại đây, giống bưởi ngọt "vô danh" của nhà chị Chiêm đã được nhiều người biết đến. Thương lái muốn mua bưởi nhà chị Chiêm phải đặt trước.

Nhưng mấy năm gần đây, giống bưởi nhà tôi trở nên được giá. “Bưởi của gia đình tôi có đặc điểm nổi trội so với các giống bưởi khác, đó là múi to, múi, tôm mọng, cứng, giòn và rất ngọt. Múi bưởi, tôm bưởi có màu trắng ngà rất đặc trưng, trông thì như múi bưởi dại nhưng ăn thì thơm, ngọt mát và đặc biệt không he. Sau khi ăn xong, người thưởng thức không có cảm giác he, đắng...Được người tiêu dùng ưa thích, giá bán tăng lên, dao động từ 25 – 30.000 đồng/quả mà đâu có đủ quả để bán. Năm 2016, tôi chỉ thu từ 8 cây bưởi mà được những hơn 80 triệu đồng. Cây nọ bù cây kia, bình quân cũng thu được 10 triệu đồng/cây...” – chị Chiêm tự hào khoe.

Chỉ 8 cây bưởi ngọt "vô danh", thu 80 triệu/vụ - 4

Chỉ 8 cây bưởi ngọt "vô danh", thu 80 triệu/vụ - 5

Giống bưởi ngọt"vô danh" của gia đình chị Chiêm có nhiều đặc điểm nổi trội so với nhiều giống bưởi khác đó là: múi to, đều múi, tôm mọng, cứng, giòn và rất ngọt. Sau khi ăn xong, người thưởng thức không có cảm giác he, đắng

Đặt bẫy bắt ruồi vàng phá hoại bưởi

Theo chị Chiêm, giống bưởi ngọt này dễ trồng, mà kỹ thuật chăm sóc cũng đơn giản hơn nhiều so với trồng bưởi Diễn. Để bưởi cho quả sai lúc lỉu, chị Chiêm phải cuốc đất, rải phân đều theo tán bưởi, sau đó tưới nước và lấp đất lên. Mỗi năm bón phân 3 lần như vậy, cây bưởi sẽ sinh trưởng, phát triển tốt. “Năm 2015, tôi được tham gia lớp tập huấn do Hội Nông dân xã Chiềng Sơn phối hợp với trạm khuyến nông huyện Mộc Châu tổ chức. Qua đó, tôi đã nắm bắt kỹ thuật ủ phân gà trộn với vỏ trấu và men vi sinh phân hủy để bón cho bưởi. Vì bưởi hút chất dinh dưỡng theo tán nên bưởi xòe tán tới đâu, tôi rải phân tới đó. Ngoài việc cho bưởi “ăn phân” gà, tôi thường tưới phân vi sinh xung quanh gốc và phun lên cành bưởi. Cách làm này không chỉ giúp cho cây bưởi phát triển tốt mà còn hạn chế được sâu bệnh hại xảy ra.

Chỉ 8 cây bưởi ngọt "vô danh", thu 80 triệu/vụ - 6

Chỉ 8 cây bưởi ngọt "vô danh", thu 80 triệu/vụ - 7

Chai nhựa được gia đình chị Chiêm tận dụng cắt bỏ đít chai rồi cho chế phẩm diệt ruồi vào trong và treo lên cành bưởi  ngọt "vô danh" để bẫy ruồi vàng.

Anh Nguyễn Văn Lập – chồng chị Chiêm, cho biết: “Cũng vì bưởi ngọt nên vườn bưởi của nhà tôi hay bị ruồi vàng “tấn công”. Lúc đầu, tôi định mua thuốc trừ sâu về phun diệt ruồi vàng. Nhưng nghe vợ tôi phân tích nếu phun thuốc sâu thì không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi ăn bưởi thì mình sẽ là người bị ảnh hưởng trước tiên. Vì thế, tôi bỏ ý định phun thuốc diệt ruồi vàng. Thay vào đó, tôi làm bẫy để “hút ruồi”. Tôi lấy chai nhựa cắt bỏ đít chai, sau đó cho thuốc diệt ruồi vào rồi treo lên cành bưởi. Cách này đơn giản, dễ làm lại an toàn mà hiệu quả cũng khá cao. Bao nhiêu ruồi vàng đều chui hết vào chai nhựa. Nạn ruồi vàng gây hại cho bưởi đã được giải quyết...”.

Chỉ 8 cây bưởi ngọt "vô danh", thu 80 triệu/vụ - 8

Chỉ 8 cây bưởi ngọt "vô danh", thu 80 triệu/vụ - 9

Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên vườn bưởi ngọt "vô danh| của chị Chiêm phát triển tốt, cây nào, cây nấy tạo tán rộng, quả sai lúc lỉu, có cây cho tới cả nghìn quả.

Ngoài bán quả, mỗi năm, chị Chiêm bán hàng trăm cây giống (chiết cành chủ yếu từ cây bưởi 30 tuổi), thu về hơn 20 triệu đồng. Chị Chiêm cũng đã nhân giống trồng xen vào nương mận của gia đình mình, với tổng số hơn 200 cây...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Văn Chiến - Thiên Long (Dân Việt)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN