Anh nông dân đút túi 1 tỷ/năm nhờ nuôi con vật quen thuộc "thích nước"

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Chăm chỉ và ham học hỏi, một nông dân ở Kiên Giang nuôi thành công con đặc sản trong ao nhà, doanh thu 1 tỷ mà lãi 700-800 triệu khiến ai cũng trầm trồ.

Thời gian gần đây nhiều nông dân kiếm được tiền tỷ nhờ chăn nuôi tại quê hương thu hút sự chú ý của bà con. Điển hình nông dân Vi Nhật Quang ở Kiên Giang đã thành công với mô hình nuôi cá chình giống đem lại doanh thu hàng năm trên 1 tỷ đồng, đặc biệt lãi bình quân 700-800 triệu đồng/năm. Với thu nhập "khủng" như vậy, anh nông dân này không chỉ phát triển kinh tế gia đình mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương.

Với mong muốn làm giàu tại quê hương, nông dân Vi Nhật Quang luôn tâm huyết với nghề nuôi cá chình.

Nuôi cá chình, anh nông dân có doanh thu tiền tỷ mỗi năm. Ảnh: Báo Kiên Giang.

Nuôi cá chình, anh nông dân có doanh thu tiền tỷ mỗi năm. Ảnh: Báo Kiên Giang.

Tiết lộ bí quyết khởi nghiệp thành công với báo Kiên Giang về loại cá đặc sản này, anh Quang cho biết, trước khi bén duyên làm kinh tế về nông nghiệp, nông dân Quang là chiến sĩ cách mạng. Sau khi về hưu, Vi Nhật Quang bị bệnh nặng. “Trong lúc bệnh nặng tôi nằm viện ở Tp.HCM, chỉ trong 2 năm tôi trải qua 13 ca mổ, cuộc sống cứ tưởng dừng lại với bệnh tật, nhưng tôi không bỏ cuộc. Trong lúc sức khỏe dần bình phục, tôi đã học hỏi mô hình nuôi cá chình của một người bạn cùng nằm viện quê ở Phú Yên”, anh Quang kể.

Kể về cái duyên nuôi loài cá đặc sản, anh nông dân này cho hay, năm 2011 bắt đầu nuôi cá chình. Ban đầu khởi nghiệp gia đình đầu tư 300 triệu đồng để cải tạo ao, mua con giống, thức ăn.

Ngay khi xuống giống đã thả 100.000 con, song quá trình nuôi gặp nhiều khó khăn do chưa nắm vững kỹ thuật, kinh nghiệm. Khó khăn là vậy nhưng gia đình nông dân này quyết không bỏ cuộc, anh Quang quyết tâm làm cho bằng được nên đã tìm tòi trên sách, báo, internet, đi thực tế học hỏi kinh nghiệm để áp dụng vào chăn nuôi.

Mới đầu bước vào chăn nuôi thực tiễn dù cá có bị hao hụt nhưng sau 1 năm gia đình thả nuôi, cá lớn với khoảng 10-15 con/kg, bán cho các hộ dân lân cận trong và ngoài tỉnh với giá từ 1,2 -1,3 triệu đồng.

Nhờ chăm chỉ và quyết tâm không bỏ cuộc, hiện trang trại cá chình giống của nông dân Quang cung cấp trong và ngoài tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau… Nổi bật với khoảng 130.000 con cá giống/năm. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm thu lãi đáng ngưỡng mộ từ 700-800 triệu đồng.

Chia sẻ thêm bí quyết chăn nuôi cá đạt năng suất và giá cao, anh Quang cho biết: “Để nuôi cá chình đạt hiệu quả, ao nuôi cá phải được xử lý đúng kỹ thuật, đảm bảo nguồn nước trong ao phải sạch mới thả giống. Ngoài ra, bà con cần lưu ý cá được thả nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng. Cá chình giống lúc mới đem về còn rất nhỏ, như sợi chỉ nên cho ăn trùng nước trong 45 ngày đầu, khi cá lớn mới cho ăn cá tạp xay nhỏ trộn với thức ăn dành riêng cho cá chình”.

Sau nhiều năm đút kết kinh nghiệm chăn nuôi và không ngại khó, kinh tế gia đình nông dân Quang ngày càng khá giả hơn.

Kỹ thuật nuôi cá chình, bà con không nên bỏ qua

Anh nông dân đút túi 1 tỷ/năm nhờ nuôi con vật quen thuộc "thích nước" - 2

Cá chình là món ăn khá phổ biến ở nhiều đất nước bởi giá trị dinh dưỡng cao rất tốt đối với sức khỏe. Nhiều nơi chế biến thành món ăn đặc sản ăn rất hấp dẫn.

Loài cá này thuộc cá da trơn quý hiếm, có tên khoa học là Anguilla. Đây là loài có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, có tập tính sống trong bùn và các hang hốc, sợ ánh sáng, hoạt động chủ yếu vào ban đêm.

Theo Trung tâm khuyến nông Lâm Đồng, nếu bà con muốn làm giàu với loài đặc sản mang lại lợi ích kinh tế cao này thì cẩn hiểu rõ về kỹ thuật nuôi cá chình.

- Cá Chình là loài sống đáy, chui rúc trong các hang đá, hốc cây, vùi mình xuống bùn cát, các hang hốc dọc các bờ sông lớn. Là loài thích bóng tối sợ ánh sáng, ban ngày chúng tìm nơi có ánh sáng yếu để ẩn nấp, ban đêm bơi ra kiếm mồi và di chuyển đi nơi khác.

- Cá chình là loài cá dữ ăn động vật. Do đó, thành phần thức ăn của chúng bao gồm những loài trong nhóm động vật như giun ít tơ, thân mềm, chân khớp, cá lưỡng cư và một số loài động vật trên cạn khác.

- Để nuôi cá trình đạt năng suất bà con nên cải tạo ao: Tát cạn ao, nạo vét bùn đáy, lấp các hang hốc, rải vôi CaCO3, từ 50-100kg/1000m2 (tùy theo pH đất). Phơi đáy ao từ 5 - 7 ngày (đối với những vùng đất có phèn tiềm tàng thì nên phơi 2 ngày rồi cấp nước vào để tránh hiện tượng xì phèn). Sau đó cấp nước vào đầy ao nuôi, lưu ý cần phải lọc để nước đạt độ sâu l,5 - l,8m rồi xử lý ao bằng thuốc tím KMnO4 từ 2 - 4kg/1000m2. Sau 2 ngày ta tiến hành gây màu nước bằng cách bón phân DAP hoặc NPK với liều lượng l - 2kg/1000m2 hòa tan tạt vào ao lúc 8h sáng liên tục trong 2-3 ngày đến khi nước có màu xanh đọt chuối, độ trong 30 - 40cm, pH: 7,5 - 8,5 thì đạt yêu cầu. Cần đặt các vật như ống nhựa hoặc thả trà khô... để cá trú ẩn.

- Cách chọn giống: Chọn cá giống khỏe, da bóng, nhiều nhớt, không bệnh tật, kích cỡ đồng đều. Tốt nhất là chọn giống tại các trại chuyên ương cá giống để đảm bảo chất lượng, giảm hao hụt và đạt tỉ lệ sống cao. Trọng lượng cá thả tốt nhất từ 5 – 10 con/kg. Mật độ thả: Từ 0,5 - l con/m2

- Cách chăm sóc cá chình: Hằng ngày phải thường xuyên theo dõi quá trình hoạt động của cá để có biện pháp xử lý kịp thời khi tình huống xấu xảy ra. Theo dõi thật kỹ từ cách cho ăn đến sự biến đổi môi trường (đặc biệt pH, khí độc).

- Thức ăn cho cá chình nhanh lớn: Thức ăn cho cá chình bao gồm giun, ốc, cá tạp... cần băm nhỏ cho vừa cỡ miệng cá.

- Trước khi thu hoạch cần tháo trong nước ao xuống còn 40 - 60 cm, dùng luới kéo 2 - 3 lần trước khi xả cạn ao bắt toàn bộ.

Nguồn: [Link nguồn]

Loài hải sản này là đặc sản nổi tiếng ở Quảng Ninh, nhiều người tìm mua về thưởng thức.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trúc Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN