8 quận "vùng cam" ở Hà Nội kinh doanh đìu hiu, bán hàng cầm chừng

Vì dịch COVID-19 phức tạp, các cửa hàng buộc phải phục vụ khách mang về nên hầu hết, người kinh doanh ở 8 quận "vùng cam" ở Hà Nội đều rất ít doanh thu.

8 quận/huyện của Hà Nội thuộc vùng nguy cơ cao (vùng cam) là: Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Ba Đình, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ, Đống Đa, Hai Bà Trưng.

Vì phải thực hiện các biện pháp kinh doanh tương thích theo cấp độ dịch như chỉ được bán mang về, đóng cửa trước 21h hàng ngày, tiểu thương chợ tạm, chợ cóc dừng hoạt động… nên hầu hết, các cửa hàng kinh doanh trên địa bàn "vùng cam" đều rơi vào cảnh hoạt động cầm chừng. 

Chùm ảnh ghi nhận của PV Chuyên trang Gia đình & Xã hội (Báo Sức khỏe & Đời sống):

Từ ngày quận Tây Hồ xếp vào "vùng cam", anh Lều Thọ Trung (45 tuổi, ở đường Thanh Niên) giăng dây tạo khoảng cách an toàn để giao dịch với khách hàng, đồng thời sắp xếp lại không gian quán để sẵn sàng phục vụ khách mang về. Vì dịch diễn biến quá phức tạp, nên anh Trung xác định công việc kinh doanh trong năm nay mở ra là "làm cho có".

Từ ngày quận Tây Hồ xếp vào "vùng cam", anh Lều Thọ Trung (45 tuổi, ở đường Thanh Niên) giăng dây tạo khoảng cách an toàn để giao dịch với khách hàng, đồng thời sắp xếp lại không gian quán để sẵn sàng phục vụ khách mang về. Vì dịch diễn biến quá phức tạp, nên anh Trung xác định công việc kinh doanh trong năm nay mở ra là "làm cho có".

Cửa hàng cơm tấm nằm trên phố Thụy Khê (Tây Hồ) cũng tương tự. Những ngày thường, cửa hàng này phục vụ từ 500 - 600 khách hàng nhưng từ khi chỉ cho phép bán mang về, lượng khách của quán giảm đến hơn 50%.

Cửa hàng cơm tấm nằm trên phố Thụy Khê (Tây Hồ) cũng tương tự. Những ngày thường, cửa hàng này phục vụ từ 500 - 600 khách hàng nhưng từ khi chỉ cho phép bán mang về, lượng khách của quán giảm đến hơn 50%.

Anh Toàn - đại diện quán này cho biết, cửa hàng kinh doanh có diện tích gần 150m2 đang thuê với giá gần 50 triệu đồng/tháng nên năm nay, vì dịch COVID-19, cửa hàng phải đóng/mở lại nhiều lần, mỗi lần mở thì bán cầm chừng nên sau những xoay sở, doanh thu của cửa hàng coi như đủ tiền thuê mặt bằng và trả lương nhân viên.

Anh Toàn - đại diện quán này cho biết, cửa hàng kinh doanh có diện tích gần 150m2 đang thuê với giá gần 50 triệu đồng/tháng nên năm nay, vì dịch COVID-19, cửa hàng phải đóng/mở lại nhiều lần, mỗi lần mở thì bán cầm chừng nên sau những xoay sở, doanh thu của cửa hàng coi như đủ tiền thuê mặt bằng và trả lương nhân viên.

Quán cơm bình dân của và Trần Thị Lan (38 tuổi, ở phố Trần Kim Bảng, Hoàng Mai) cũng chỉ phục vụ khách hàng mua mang về và doanh thu từ cửa hàng của bà Lan cũng giảm đến 70% so với thời điểm khách hàng được ăn tại chỗ.

Quán cơm bình dân của và Trần Thị Lan (38 tuổi, ở phố Trần Kim Bảng, Hoàng Mai) cũng chỉ phục vụ khách hàng mua mang về và doanh thu từ cửa hàng của bà Lan cũng giảm đến 70% so với thời điểm khách hàng được ăn tại chỗ.

Thay vì thuê nhân viên hỗ trợ như các cửa hàng khác, vợ chồng bà Lan đã tự đảm nhiệm mọi việc của cửa hàng để cắt giảm chi phí. Biết rằng việc kinh doanh trong năm qua chẳng có lãi nhưng bà Lan vẫn vui vẻ vì dịch nằm trong tầm kiểm soát, người dân hầu hết đã đạt miễn dịch.

Thay vì thuê nhân viên hỗ trợ như các cửa hàng khác, vợ chồng bà Lan đã tự đảm nhiệm mọi việc của cửa hàng để cắt giảm chi phí. Biết rằng việc kinh doanh trong năm qua chẳng có lãi nhưng bà Lan vẫn vui vẻ vì dịch nằm trong tầm kiểm soát, người dân hầu hết đã đạt miễn dịch.

Ngay sau khi nâng cấp độ dịch lên vùng cam, các cửa hàng kinh doanh trên địa bàn quận Tây Hồ, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm... đồng loạt dán biển chỉ bán mang về.

Ngay sau khi nâng cấp độ dịch lên vùng cam, các cửa hàng kinh doanh trên địa bàn quận Tây Hồ, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm... đồng loạt dán biển chỉ bán mang về.

Những suất đồ ăn sẵn đã được chuẩn bị cho khách hàng tới mua để mang về.

Những suất đồ ăn sẵn đã được chuẩn bị cho khách hàng tới mua để mang về.

Theo quy định, 8 quận "vùng cam" sẽ phải áp dụng các biện pháp hành chính tương ứng với cấp độ dịch như: dừng nhiều hoạt động không thiết yếu như văn hóa, thể thao, giải trí; các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát chỉ được phép bán mang về, đóng cửa trước 21h. Hoạt động kinh doanh tại chợ cóc, chợ tạm bị cấm...

Theo quy định, 8 quận "vùng cam" sẽ phải áp dụng các biện pháp hành chính tương ứng với cấp độ dịch như: dừng nhiều hoạt động không thiết yếu như văn hóa, thể thao, giải trí; các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát chỉ được phép bán mang về, đóng cửa trước 21h. Hoạt động kinh doanh tại chợ cóc, chợ tạm bị cấm...

Việc đánh giá cấp độ dịch của Hà Nội dựa trên hai tiêu chí: số ca nhiễm mới/100.000 dân/tuần và tỷ lệ tiêm vaccine.

Việc đánh giá cấp độ dịch của Hà Nội dựa trên hai tiêu chí: số ca nhiễm mới/100.000 dân/tuần và tỷ lệ tiêm vaccine.

Nguồn: [Link nguồn]

Xót xa hàng nghìn xe hàng nằm chờ ở cửa khẩu, hoa quả đổ đống rẻ như cho

Hình ảnh hàng nghìn chiếc xe nằm chờ ở cửa khẩu, hoa quả thối hỏng chất thành "núi" do chờ quá lâu chưa thông...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Bảo Loan ([Tên nguồn])
Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN