Vì sao ngành thể thao không được tin?

Sự kiện: SEA Games 32

Sự thiếu công khai, minh bạch khiến cho các quyết định của ngành thể thao thường vấp phải nghi ngờ, phản ứng từ công luận.

Từ vụ việc số lượng Phó đoàn bị cắt giảm từ 10 người xuống 2 tới vụ lùm xùm ở cự li 1.500m môn bơi lội, có lẽ phải đặt câu hỏi, ngành thể thao đang chuẩn bị như thế nào cho SEA Games 29?

Vì sao ngành thể thao không được tin? - 1

Lễ xuất quân đoàn TTVN tham dự SEA Games 2017 tối 8/8 bị che mờ bởi vụ tổ chức thi đấu nội bộ ở môn bơi gây ầm ĩ dư luận trong buổi sáng 8/8. Ảnh: Huyền Mai.

Đúng như dự đoán, hôm qua TP Hồ Chí Minh đã không đồng ý để Lâm Quang Nhật dự cuộc thi đấu nội bộ môn bơi lội ở cự li 1.500m. Như giải thích của Phó Giám đốc Sở VH-TT TP Hồ Chí Minh Mai Bá Hùng, Quang Nhật có nhiều lý do để từ chối. Từ việc anh vừa tập nặng ở Trung Quốc, với điểm rơi hướng tới là tại SEA Games 29, tới kế hoạch đường đột do Tổng cục TDTT và BHL đội tuyển quốc gia do HLV Đặng Anh Tuấn đứng đầu đưa ra. Tất cả đều bất lợi cho Quang Nhật, vốn tập luyện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia nước ngoài, không trực tiếp từ HLV Đặng Anh Tuấn.

Chúng tôi đã tham khảo nhiều ý kiến từ giới chuyên môn, và hầu hết cùng cho rằng sẽ là bình thường nếu việc đấu nội bộ được lên kế hoạch từ đầu, thay vì “đùng một cái” vào thời điểm sát ngày diễn ra SEA Games như trên. Điều này ít nhiều làm người trong cuộc liên tưởng tới khúc mắc giữa Kim Sơn và Phương Trâm, 2 kình ngư của TP Hồ Chí Minh nhưng đều có ý định đầu quân cho An Giang nơi HLV Đặng Anh Tuấn đang công tác trước đây. Kim Sơn hiện đã là VĐV của An Giang. Dù quyết định cuối cùng đã được đưa ra hôm qua, nhưng như chia sẻ của ông Mai Bá Hùng, các VĐV rõ ràng đã chịu tác động xấu về tâm lý, ở vào thời điểm đáng nhẽ họ cần tập trung tối đa cho SEA Games 29.

Cũng phải nói thêm là với trường hợp Quang Nhật, một VĐV từng 2 lần giành HCV, giữ kỷ lục SEA Games lại không được đầu tư ngay từ đầu cho cự li sở trường, đến nỗi bị buộc vào thế “đấu nội bộ” khi thời gian tới SEA Games tính bằng ngày là thực sự gây ngạc nhiên. Những giải thích của lãnh đạo ngành thể thao về việc tuyển chọn công bằng, minh bạch vì vậy không thuyết phục được số đông người hiểu chuyện.

Tới đây lại phải nhắc lại câu chuyện danh sách đoàn TTVN tại SEA Games 29, với 10 ông phó đoàn gây ồn ào cách đây chưa lâu. Từ 10 người, sau khi có chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, con số được cắt xuống còn…2 người, và Tổng cục TDTT khẳng định sẽ nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ. Từ đây, đã có ý kiến nói vui rằng lâu nay, ngành thể thao đã có phần đánh giá hơi thấp năng lực của cán bộ dưới quyền.

Vấn đề không chỉ là số lượng nhiều, gây tốn kém ngân sách. Đã có ý kiến rất xác đáng cho rằng, nếu khi danh sách được lập, ngành thể thao minh bạch công việc, trách nhiệm của các phó đoàn để công chúng nắm được, thì đã không gây nên nghi ngờ, đến độ phải chờ Bộ trưởng “ra tay” mới xong. Trong khi đó đối với giới sâu sát mảng thể thao, một số người góp mặt trong 10 vị trí phó đoàn ban đầu thực sự “khó giải thích”.

Cách làm việc mập mờ, thiếu nhất quán của các quan chức thể thao, có thể nói là nguyên nhân lớn khiến công chúng mất niềm tin. Vụ lùm xùm ở môn bơi lội thực sự là câu chuyện đáng buồn, trong bối cảnh hôm qua đoàn TTVN đã làm Lễ xuất quân tham dự SEA Games 29. Người ta buộc phải đặt câu hỏi ngành thể thao đã chuẩn bị thế nào cho đại hội, để sát ngày khởi tranh nội bộ các môn trọng điểm vẫn xảy ra tranh cãi, mất đoàn kết, còn lãnh đạo đoàn thì loay hoay “né” chỉ tiêu được giao do lo ngại các đối thủ trong khu vực?

U22 Việt Nam và SEA Games 30
Theo bạn ĐT U22 Việt Nam sẽ đạt thành tích như thế nào ở SEA Games 30?

U23 Việt Nam - Busan FC: Ngược dòng ngoạn mục, Công Phượng tỏa sáng

U23 Việt Nam có màn tổng duyệt trên đất Hàn Quốc trước khi bắt đầu SEA Games 29.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Phong ([Tên nguồn])
SEA Games 32 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN