Trận đấu nổi bật

iga-vs-aryna
Internazionali BNL d'Italia
Iga Swiatek
2
Aryna Sabalenka
0
hugo-vs-pedro
Open Parc Auvergne-Rhone-Alpes Lyon
Hugo Gaston
-
Pedro Cachin
-
nicolas-vs-juan-pablo
Gonet Geneva Open
Nicolas Moreno De Alboran
-
Juan Pablo Ficovich
-
david-vs-gijs
Gonet Geneva Open
David Goffin
-
Gijs Brouwer
-
sebastian-vs-sumit
Gonet Geneva Open
Sebastian Baez
-
Sumit Nagal
-
alexandre-vs-richard
Open Parc Auvergne-Rhone-Alpes Lyon
Alexandre Muller
-
Richard Gasquet
-
alexander-vs-nicolas
Internazionali BNL d'Italia
Alexander Zverev
-
Nicolas Jarry
-

“Trái đắng” từ SEA Games

Đằng sau vị ngọt gắn với những tấm huy chương SEA Games, thể thao Đông Nam Á (ĐNÁ) lại đang cùng “chìm”, thay vì đáng ra phải cùng nhau vươn lên tầm châu lục, thế giới. Vì đâu đến nỗi?

Cả ĐNÁ không có nổi 1 HCV Olympic 2012

Trong 3 kỳ Olympic 2000, 2004, 2008, thể thao ĐNÁ luôn có những tên tuổi bước lên bục cao nhất ở các môn cầu lông (Indonesia), boxing, cử tạ (Thái Lan). Nhưng tới Olympic 2012, cả ĐNÁ không thể có nổi 1 tấm huy chương vàng (HCV). Thành tích tốt nhất thuộc về Thái Lan (2 HCB, 1 HCĐ), Indonesia, Malaysia (1 HCB, 1 HCĐ), Singapore (2 HCĐ).

Riêng thể thao Việt Nam (TTVN), dù luôn nằm trong tốp 3 toàn đoàn SEA Games khoảng chục năm trở lại đây, nhưng trên đấu trường Olympic, chưa bao giờ biết tới cảm giác nhận HCV. Kết quả ấn tượng nhất vẫn là những tấm HCB của nữ võ sỹ Trần Hiếu Ngân (taekwondo, Olympic 2000), Hoàng Anh Tuấn (cử tạ, Olympic 2008). Olympic 2012, TTVN trắng tay.

“Trái đắng” từ SEA Games - 1

Tấm huy chương Thế vận hội gần nhất của TTVN thuộc về VĐV cử tạ Hoàng Anh Tuấn tại Olympic 2008

Đi tìm câu trả lời vì sao thể thao ĐNÁ cùng nhau “chìm” trên đấu trường Thế vận hội, có rất nhiều lý do. Nhưng điều dễ nhận thấy nhất là tất cả đang phải chịu hậu quả của "căn bệnh thành tích” đã tồn tại quá lâu.

Có lẽ chỉ ở SEA Games, các môn thể thao Olympic mới dễ dàng bị nước chủ nhà loại, để thay vào đó những môn “đậm đà bản sắc văn hóa” như võ gậy (SEA Games 2005-Philippines), bóng gỗ (SEA Games 2007-Thái Lan), đánh bài bridge, cờ ĐNÁ (SEA Games 2011-Indonesia)… Và không có gì lạ khi những kỳ SEA Games thường trở thành “mùa gặt” huy chương của các nước chủ nhà.

Phải tự thân vận động

Con số thống kê đáng phải suy nghĩ là trong lịch sử hơn 50 năm của SEA Games, chỉ có 7 môn thể thao Olympic chưa từng bị loại khỏi chương trình thi đấu là: cầu lông, bóng đá, bắn súng, quần vợt, bóng bàn, điền kinh, quyền Anh. Các môn Olympic khác đều ít nhất 1 lần bị nước chủ nhà “đá bay”.

Ví dụ gần nhất là SEA Games 2005 không có bóng rổ. SEA Games 2009 không có đấu kiếm, thể dục dụng cụ (TDDC), đua thuyền rowing, canoeing. SEA Games 2011 không có bóng đá nữ. Và SEA Games 2013 cuối năm nay tại Myanmar, sẽ vắng bóng TDDC-môn đã mang về 11 HCV cho TTVN tại SEA Games 2011.

Trao đổi về vấn đề này, ông Lâm Quang Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, bày tỏ: “Điều lệ của Hội đồng Thể thao ĐNÁ cho phép nước chủ nhà được chọn một số môn truyền thống của mình để đưa vào chương trình thi đấu khi có đủ 3 nước tham gia so tài. Đây là điều tất cả phải chấp nhận. Việc của chúng ta cũng như các nước khác là phải chủ động trong kế hoạch của mình, sao cho có thành tích tốt tại ASIAD, Olympic”.

“Trái đắng” từ SEA Games - 2

Bóng đá nữ không có trong chương trình thi đấu SEA Games 2011. Ảnh: Minh Hoàng

Ông Thành cho biết thêm, dù TDDC không có trong chương trình thi đấu SEA Games 2013 nhưng vẫn sẽ được đầu tư mạnh trong thời gian tới vì đây là 1 trong 4 môn (cùng với bắn súng, cử tạ, taekwondo) thuộc nhóm trọng điểm số 1 SAO (viết tắt của SEA Games, ASIAD, Olympic, với hàm ý sẽ đoạt HCV ở cả 3 Đại hội nói trên-PV) theo đề án “Chương trình đào tạo VĐV cho ASIAD 2019” do Tổng cục TDTT xây dựng.

Ông Nguyễn Hồng Minh - nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao chia sẻ: “Trong quá khứ, đã có những nước lên tiếng yêu cầu điều chỉnh lại Điều lệ Hội đồng thể thao ĐNA để hạn chế “tiền lệ xấu” cứ tới lượt nước nào đăng cai, là nước đó lại đưa các môn, nội dung thế mạnh của mình vào, đồng thời loại những môn, nội dung sở trường của đối phương. Nhưng những tiếng nói đó ít ỏi quá, không nhận được sự đồng thuận của đa số. Và giờ tất cả phải chấp nhận “lối chơi xấu” ấy”.

Theo ông Minh, TTVN cần xác định việc có lọt vào tốp 3 toàn đoàn SEA Games không quan trọng nữa, và không cần phải “cuốn theo hội làng”: “Chúng ta phải làm sao phải khẳng định được mình với những tấm HCV ASIAD, Olympic. Đó mới là thước đo phản ánh chính xác sức mạnh của một nền thể thao”, ông Minh chốt lại.

Đề án “Chương trình đào tạo VĐV cho ASIAD 2019” chia các môn thể thao thành 6 nhóm để phân cấp đầu tư theo thứ tự từ 1 đến 6. Nhóm trọng điểm số 1 được gọi là nhóm SAO gồm bốn môn: bắn súng, cử tạ, thể dục dụng cụ, taekwondo. Nhóm 2 là nhóm SAQ (giành huy chương SEA Games, ASIAD, đạt chuẩn Olympic): điền kinh, bơi lội, vật, judo, boxing... Nhóm 3 là nhóm SA (SEA Games, ASIAD): karatedo, wushu, cầu mây... Nhóm 4 là nhóm SEA (SEA Games): cờ vua, pencak silat, billiards-snooker, rowing, canoeing, thể hình, vovinam, muay... Nhóm 5 là nhóm SPO (nhóm tiềm năng): đấu kiếm, bắn cung, nhảy cầu, xe đạp. Nhóm 6 là nhóm SPEX (nhóm nỗ lực): bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, quần vợt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lê Đức (Dân Việt)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN