Trận đấu nổi bật

roberto-vs-albert
Mutua Madrid Open
Roberto Bautista Agut
1
Albert Ramos-Vinolas
2
thanasi-vs-dominic
Mutua Madrid Open
Thanasi Kokkinakis
2
Dominic Thiem
0
sofia-vs-anna-karolina
Mutua Madrid Open
Sofia Kenin
0
Anna Karolina Schmiedlova
2
xiyu-vs-ana
Mutua Madrid Open
Xiyu Wang
2
Ana Bogdan
1
leyre-vs-sara
Mutua Madrid Open
Leyre Romero Gormaz
1
Sara Errani
2
duje-vs-richard
Mutua Madrid Open
Duje Ajdukovic
0
Richard Gasquet
2

Những trường hợp doping cười ra nước mắt

Tính đến trường hợp mới nhất của cua-rơ Nguyễn Trường Tài, Việt Nam đã có VĐV thứ 12 bị phát hiện dính doping kể từ năm 2003. Tưởng như không nhiều song thực chất đây là một con số nghiêm trọng, đặc biệt khi có 90% tuyển thủ quốc gia bị “mù” hoàn toàn về danh mục các chất bị cấm.

Á quân Olympic“chết” vì tăng cường sức mạnh đàn ông 

Sau khi đoạt HCB Olympic 2008, trong niềm vui ngất ngây, VĐV cử tạ Hoàng Anh Tuấn từng tự hào rằng mình là tuyển thủ hiếm hoi thành thạo về chuyện dùng thuốc, luôn có hiểu biết và ý thức tuân thủ cực cao, không có chỗ cho những sai số liên quan đến các chất bị cấm. Thậm chí, Tuấn còn khoe trong thời gian dự Olympic đã tranh thủ hướng dẫn cả “đàn anh” Tiến Minh về cách dùng thuốc. 

Ấy thế mà, tại giải vô địch thế giới 2010, Tuấn đã lại để dính doping, bị loại khỏi danh sách dự tranh. Ở phương diện nào đó, có thể coi là một sự “tủi nhục” vì đô cử từng muốn trở thành “thạc sỹ cử tạ” này lại dính vào một loại chất không có tác dụng tăng trưởng cơ, kích thích thần kinh mà lại… tăng cường sức mạnh đàn ông trong thời gian tập huấn ở Trung Quốc.

Dính doping bởi muốn… giữ eo 

Sự cố của tuyển thủ Thể dục dụng cụ Đỗ Thị Ngân Thương tại Olympic 2008 chính là ca doping vào loại ngớ ngẩn nhất trong các kỳ thế vận hội. Thương giành vé vớt, thuộc diện gắp thăm ngẫu nhiên bị kiểm tra, rồi phát hiện dương tính với chất kích thích. Việc dùng thuốc chỉ để giữ eo thật khó tin, nhưng lại hoàn toàn chính xác với VĐV này. 

Đúng là bản thân Thương chẳng hề biết cũng như quan tâm gì đến cái gọi là doping (dự Olympic 2008 trước khi giải nghệ và không có hy vọng giành thành tích cao), vì thấy người mình nặng nề nên tự động mua thuốc về dùng mà như lời chị thì “cốt sao để giảm cân”. Ngày thứ Ba tuần sau lên đường thì thứ Sáu tuần trước đó chị sử dụng thuốc, chưa kể còn liều lĩnh đến mức dùng gấp 3 lần chỉ định. Thương lúc đó không nghĩ rằng chất lợi tiểu chắc chắn vi phạm quy định doping (!).

Rất hài hước ở chỗ chỉ trước khi bị công bố dương tính với doping khoảng 1 tuần, Thương đoạt giải thưởng “tìm hiểu về doping” do làng Thế vận hội tổ chức với điểm số 9/10. Sau này mới rõ là nhờ có HLV đội tuyển bơi Đặng Anh Tuấn “gà” cho toàn bộ vì “cô gái vàng” của TDDC ngờ nghệch về kiến thức doping. 

Những trường hợp doping cười ra nước mắt - 1

Cua-rơ Nguyễn Trường Tài là VĐV mới nhất dính doping

“Các cua-rơ phải nghỉ đấu từ từ kẻo đột quỵ” 

Chuyên gia môn xe đạp Youry tuy không phải là ông thầy ngoại nổi tiếng và thành công hàng đầu nhưng ông đã để lại cho thể thao Việt Nam một câu để đời kể trên. Sau một thời gian dài gắn bó, khi rời Việt Nam, ông đã nhắn gửi tới các cua-rơ, đại ý rằng nếu có nghỉ thi đấu thì cũng đừng bỏ đột ngột mà phải thôi từ từ để “thải” hết các chất có hại ra khỏi cơ thể, tránh nguy cơ đột quỵ. 

Môn xe đạp là môn đáng nghi nhất với vô khối hiện tượng bất thường, với những tin đồn, thậm chí kiện tụng suốt 20 năm nay, song không có ai bị phát hiện, đơn giản vì không có bằng cứ. Tất cả cũng xuất phát từ thực tế xe đạp Việt Nam không thể tiến hành kiểm tra doping tại các giải đấu trong nước, hay trước khi lên đường du đấu, viện dẫn lý do thiếu phương tiện và kinh phí. 

Cho nên, không ai lạ khi cua-rơ Nguyễn Trường Tài bị phát hiện dính doping, mà chỉ lạ ở chỗ, tại sao đến giờ mà xe đạp Việt Nam mới có người đầu tiên “dính chưởng”. 

Trong văn bản gửi cho cua-rơ Nguyễn Trường Tài ngày 3/8/2013, Liên đoàn xe đạp quốc tế (UCI) chưa kết luận, song thông báo mẫu A kiểm tra doping của anh ở tour đấu quốc tế tại Indonesia vào đầu tháng 6 đã dương tính với chất bị cấm prednistone có tác dụng chống viêm, dị ứng, và phần nào đó kích thích thần kinh và sự hưng phấn.

UCI cũng cho biết, Tài có thể yêu cầu kiểm tra thêm mẫu B trong thời hạn 7 ngày. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là thủ tục đảm bảo theo đúng quy định, vì trên thực tế mẫu A và mẫu B thực chất chỉ là một mẫu nước tiểu lấy trong 1 lần được chia ra 2 lọ. Khi có kết luận chính thức, tuyển thủ quốc gia 25 tuổi quê Đồng Tháp sẽ bị cấm thi đấu ít nhất 2 năm. 

Người dũng cảm duy nhất 

Năm 2004, tuyển thủ thể hình Nguyễn Văn Tuấn (Đồng Nai) bị phát hiện dương tính với chất bị cấm tại giải vô địch Đông Nam Á, nơi anh giành HCB. Điều đáng chú ý, khi BTC thông báo chính thức về Việt Nam và phải làm tường trình, Tuấn đã thành khẩn nói lên sự thật: Vì sợ thất bại trong giải đấu quốc tế đầu tiên của mình, đã tự tìm mua và sử dụng một loại biệt dược trong nhiều tháng (chính xác là loại Bio - X - Androcomplex). Chẳng những thế, Tuấn còn dùng quá xa liều lượng quy định, 6-8 viên/ngày thay vì chỉ 2 viên. 

Đây là lần đầu tiên người “dính chàm” dũng cảm thừa nhận đã dùng thuốc bị cấm vì áp lực thành tích một cách chủ đích, thay vì một mực cho rằng mình “chết vì thiếu hiểu biết” như những người khác.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Kim Tuyến (giaothongvantai.com.vn)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN