Trận đấu nổi bật

hugo-vs-felipe
Internazionali BNL d'Italia
Hugo Gaston
1
Felipe Meligeni Alves
2
thanasi-vs-terence
Internazionali BNL d'Italia
Thanasi Kokkinakis
0
Terence Atmane
2
diego-vs-albert
Internazionali BNL d'Italia
Diego Schwartzman
2
Albert Ramos-Vinolas
1
cristian-vs-mikhail
Internazionali BNL d'Italia
Cristian Garin
1
Mikhail Kukushkin
2
taro-vs-radu
Internazionali BNL d'Italia
Taro Daniel
1
Radu Albot
1
yuriko-vs-linda
Internazionali BNL d'Italia
Yuriko Miyazaki
-
Linda Fruhvirtova
-
samuel-vs-richard
Internazionali BNL d'Italia
Samuel Vincent Ruggeri
-
Richard Gasquet
-
thiago-agustin-vs-facundo
Internazionali BNL d'Italia
Thiago Agustin Tirante
-
Facundo Bagnis
-

Lý Đức, từ lực sĩ vô địch châu Á thành giảng viên Đại học

Cách đây gần 10 năm, lực sĩ Lý Đức không có đối thủ ở hạng cân 80kg tại các giải vô địch châu Á suốt 7 năm liên tục. Sau đó, vì lớn tuổi và chấn thương do kiên trì tập luyện gánh tạ nên anh đã giải nghệ. Nhưng những năm qua, anh đã âm thầm ôn luyện văn hóa để có tấm bằng Đại học. Chính sự nghiêm túc trong thi đấu và học tập nên anh không chỉ tốt nghiệp Đại học mà còn được 2 trường Đại học Tài Chính – Kinh tế và Đại học quốc tế Hồng Bàng TPHCM mời làm giảng viên về môn thể dục thể hình thẩm mỹ cho các sinh viên. Lực sĩ Lý Đức đã chia sẻ về cuộc sống hiện tại với Thể Thao TPHCM.

Từ lực sĩ nổi tiếng châu Á giờ trở thành giảng viên Đại học, anh cảm giác thế nào?

- Tôi cảm thấy cũng bình thường, vì cuộc sống phải biết thích nghi. Quan trọng là mình làm những việc mình yêu thích. Từ lực sĩ hay giảng viên đều giúp tôi gắn bó với môn thể hình mà tôi đam mê từ nhỏ và bây giờ có cơ hội được truyền niềm đam mê đến cho các bạn sinh viên.

Anh có cảm nhận niềm yêu thích của các bạn sinh viên với môn thể hình?

- Đây là môn chọn lựa nên tất cả các bạn sinh viên chọn khoa này đều yêu thích mới đăng ký và tập luyện.

Anh giảng dạy thế nào cho các bạn sinh viên?

- Tôi vừa dạy trong phòng tập trực tiếp và trên lớp về lý thuyết luôn để các bạn hiểu rõ từng nhóm cơ và các bài tập giúp nó phát triển cũng như các chế độ ăn kiêng để xiết và tăng cơ bắp.

Cảm giác đi dạy học của anh có gì đặc biệt không?

- Nói chung là dạy sinh viên ở trường Đại học cảm giác khác với hướng dẫn học viên ở phòng tập

Khác như thế nào vậy anh?

- Dạy học viên thì ngắn gọn và vắn tắt hơn còn dạy sinh viên ở trường thì phải theo bài bản, giáo trình nghiêm túc.

Lý Đức, từ lực sĩ vô địch châu Á thành giảng viên Đại học - 1

Lực sĩ Lý Đức hướng dẫn tập luyện cho học viên

Các bạn sinh viên biết rõ thành tích kiên cường của anh trước đây không?

- Dù lúc tôi còn thi đấu các em còn nhỏ nên ít được chứng kiến trực tiếp nhưng đa số các em đều biết rõ về tôi vì các em tìm hiểu trên mạng internet.

Vậy các bạn sinh viên có “tò mò” nhiều về thành tích và cuộc sống nhà vô địch của anh?

- Do thời gian tiết học có giới hạn nên các bạn tập trung tập luyện và hỏi về kiến thức chuyên môn nhiều hơn.

Anh có cảm thấy lực lượng sinh viên có khả năng trở thành lực sĩ chuyên nghiệp?

- Do các em đều tập trung học kiến thức văn hóa nhiều nên ít đầu tư về thể hình để thi đấu. Vì vậy các bạn sinh viên không có thời gian đi theo con đường thể thao chuyên nghiệp.

Anh có nghĩ cần hồi sinh lại giải thể hình sinh viên TPHCM?

- Đó là điều tốt với môn thể hình để phát triển thể hình vào môi trường giáo dục nhưng phải có “đầu tàu” điều hành tâm huyết với môn này và khuyến khích lực lượng sinh viên các trường Đại học tham gia thi đấu và tập luyện.

Anh còn giữ vai trò Huấn luyện viên cho đội tuyển thể hình TPHCM?

- Tôi nằm trong Ban huấn luyện đội tuyển TPHCM và phụ trách tuyến dự tuyển thể hình TPHCM.

Sau thời gian huấn luyện, có “đệ tử” nào do anh dạy đoạt vô địch QG chưa?

- Tôi đã có 2 VĐV đoạt vô địch QG: đoạt 3 năm liên về nam cổ điển đến 1m70 là bạn Trần Hữu Đức, còn bạn Bùi Văn Viễn thi đấu thể hình hạng cân 60 kg cũng từng vô địch QG.

Anh đánh giá thể hình TPHCM như thế nào hiện nay?

- Ngoài những VĐV kỳ cựu như: Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Hải Âu, Nguyễn Thị Mỹ Linh vẫn vượt trội về đẳng cấp thì tuyến trẻ kế thừa xuất hiện nhiều em rất có triển vọng nhưng cần thêm thời gian rèn luyện và chăm chỉ thì mới có thể cạnh tranh với các tỉnh, thành bạn hiện nay.

Được biết con trai Lý Phát của anh cũng đang theo nghiệp của anh?

- À, Lý Phát chỉ đang tập luyện cho vui chơi thôi vì cháu chưa đủ tuổi tập luyện. Cháu mới 15 tuổi.

Vậy tuổi nào tập luyện thích hợp nhất vậy anh?

- Tốt nhất là 16 tuổi trở lên để cơ thể phát triển tốt và cân đối.

Xin cám ơn và chúc anh thành công!

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Dương Lâm (thethaohcm.vn)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN