Trận đấu nổi bật

hugo-vs-daniel-elahi
Open Parc Auvergne-Rhone-Alpes Lyon
Hugo Gaston
2
Daniel Elahi Galan
0
yannick-vs-andy
Gonet Geneva Open
Yannick Hanfmann
2
Andy Murray
0
danielle-vs-katerina
Internationaux de Strasbourg
Danielle Collins
-
Katerina Siniakova
-
jaume-vs-frances
Open Parc Auvergne-Rhone-Alpes Lyon
Jaume Munar
0
Frances Tiafoe
2
sebastian-vs-yoshihito
Open Parc Auvergne-Rhone-Alpes Lyon
Sebastian Fanselow
0
Yoshihito Nishioka
2
xinyu-vs-madison
Internationaux de Strasbourg
Xinyu Wang
-
Madison Keys
-
ugo-vs-dominik
Open Parc Auvergne-Rhone-Alpes Lyon
Ugo Humbert
-
Dominik Koepfer
-

Đại hội TDTT toàn quốc: Chi hơn 2.000 tỉ đồng, được gì?

Ông Vương Bích Thắng, Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, cho biết kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản và tổ chức Đại hội TDTT toàn quốc 2014 (bế mạc vào tối 16-12 tại Nam Định) lên đến hơn 2.000 tỉ đồng nhưng chất lượng chưa tương xứng.

Ông Nguyễn Hồng Minh bình luận: “Các VĐV đỉnh cao không có cơ hội rèn luyện nâng cao trình độ và thực tế thành tích cho thấy họ giành HCV nhưng đó cũng không phải là những thành tích xuất sắc, vượt qua bản thân. Hoàng Xuân Vinh đạt số điểm phá kỷ lục thế giới bắn súng nhưng nhờ thoải mái tâm lý ở sân chơi toàn những đối thủ yếu hơn, Vinh dễ dàng làm được điều đó. Còn khi bước ra các đấu trường quốc tế, xạ thủ này vẫn thường để tuột huy chương quý giá”.

Công trình “đắp chiếu”

Hầu hết các công trình thể thao là nhà thi đấu được xây mới có ngân sách đầu tư lên đến 600-700 tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng như trường hợp của Cung Thể thao Tiên Sơn (Đà Nẵng) phục vụ đại hội năm 2010 song hiệu quả sử dụng rất thấp.

Ông Nguyễn Hồng Minh cho biết: “Đa phần các công trình thể thao đều “đắp chiếu” sau đại hội và xuống cấp rất nhanh, thậm chí có công trình vừa nghiệm thu đã hư hỏng”.

Trong khi đó, việc các đoàn đua nhau “mua bán”, sử dụng cả những “thủ đoạn” ở hậu trường để giành thành tích đã tạo tiền lệ xấu, nêu tấm gương... xấu cho các VĐV trẻ.

 Các số liệu đáng chú ý

l VĐV giàu thành tích nhất là Nguyễn Thị Ánh Viên (Quân đội) khi cô giành tổng cộng 17 HCV cá nhân cùng 2 HCV, 2 HCB tiếp sức, phá 15 kỷ lục quốc gia ở 21 lần xuống nước môn bơi lội.

l Hà Nội giành vị trí số 1 toàn đoàn ở kỳ đại hội thứ tư liên tiếp kể từ năm 2002 với tổng số 167 HCV, 118 HCB và 137 HCĐ, bỏ xa các đơn vị khác như TP HCM (124, 103, 104), Quân đội (75, 54, 91), Thanh Hóa (41, 30, 29)... Thể thao thủ đô vượt trội ở rất nhiều môn như bắn súng, bắn cung, wushu, canoeing... nhưng lại không giành nổi HCV bơi lội.

l Đây là lần đầu tiên số lượng huy chương tại đại hội được tính bằng 2 cách: Số lượng thực tế theo các môn thi đấu và số lượng quy đổi thêm từ thành tích quốc tế (Á vận hội: 1 HCV = 3 HCV đại hội, HCB = 2 HCV, HCĐ=1 HCV) và nhờ vậy, đoàn Hà Nội lần đầu tiên vượt mốc 200 HCV theo cách quy đổi.

l TP HCM đứng đầu bảng thành tích ở nhiều môn như cử tạ, judo, cờ tướng, vovinam, billiards & snooker, võ cổ truyền, bóng ném, thể hình, cầu lông... nhưng cũng trắng tay ở bóng chuyền, bóng đá, bi sắt hoặc không thành công ở điền kinh, taekwondo, xe đạp, thể dục dụng cụ...

Đ.Linh tổng hợp

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm Ngọc (nld.com.vn)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN