Trận đấu nổi bật

madison-vs-irina-camelia
Mutua Madrid Open
Madison Keys
2
Irina-Camelia Begu
0
victoria-vs-tatjana
Mutua Madrid Open
Victoria Azarenka
2
Tatjana Maria
0
yoshihito-vs-felix
Mutua Madrid Open
Yoshihito Nishioka
1
Felix Auger-Aliassime
2
jelena-vs-jessica
Mutua Madrid Open
Jelena Ostapenko
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
naomi-vs-liudmila
Mutua Madrid Open
Naomi Osaka
1
Liudmila Samsonova
2
richard-vs-lorenzo
Mutua Madrid Open
Richard Gasquet
0
Lorenzo Sonego
2
coco-vs-arantxa
Mutua Madrid Open
Coco Gauff
2
Arantxa Rus
0
darwin-vs-rafael
Mutua Madrid Open
Darwin Blanch
0
Rafael Nadal
2
iga-vs-xiyu
Mutua Madrid Open
Iga Swiatek
2
Xiyu Wang
0

Công trình trăm tỉ, nơi tập tồi tàn

Rất nhiều công trình thể thao được đầu tư hàng trăm tỉ đồng nhưng các đội tuyển quốc gia vẫn phải tập luyện trong tình trạng cơ sở vật chất tồi tàn.

Để đáp ứng yêu cầu tổ chức Á vận hội (ASIAD) 18-2019, Việt Nam sẽ phải xây dựng rất nhiều hạng mục nhà thi đấu và rót tiền nâng cấp những cơ sở vật chất hiện có. Hệ thống các công trình thi đấu hiện nay - được ngành thể thao cho rằng đáp ứng khoảng 80% yêu cầu - thực ra đang xuống cấp nặng nề, rất ít giải đấu được tổ chức ở đây. Thậm chí, nhiều công trình bị “xẻ thịt” cho thuê, ngang nhiên sử dụng sai mục đích.

Hệ thống các công trình thể thao lớn nhất Việt Nam nằm trong Khu Liên hợp Thể thao Mỹ Đình. Cách đây 3 năm, khu liên hợp này đã xin trực thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) thay vì Tổng cục TDTT, đồng thời xin cơ chế “tự hạch toán thu-chi” chứ không sống dựa vào nguồn ngân sách nhà nước nữa và được bộ chủ quản đồng ý. Từ chỗ mỗi năm ngành thể thao phải bỏ ra hàng chục tỉ đồng để duy trì hoạt động của Mỹ Đình, ban lãnh đạo khu liên hợp này từ chối “bầu sữa mẹ” và khẳng định sẽ kiếm về 12-15 tỉ đồng/năm nên Bộ VH-TT-DL không thể không gật đầu.

Được “bật đèn xanh” về cơ chế, khu liên hợp thể thao lớn nhất Việt Nam lao vào kiếm tiền. Đơn vị này đã tận dụng tối đa mặt bằng của các công trình thể thao để cho thuê. Không thể đếm hết những doanh nghiệp, đơn vị tư nhân đang có mặt ở Khu Liên hợp Thể thao Mỹ Đình. Theo ông Cấn Văn Nghĩa, giám đốc khu liên hợp, chính nhờ số tiền cho thuê mặt bằng mà các công trình thể thao được bảo dưỡng, duy tu tốt hơn để phục vụ các sự kiện thể thao, văn hóa

Khu vực mặt sau của khán đài B sân Mỹ Đình đang được một quán bar, một nhà hàng thuê để kinh doanh. Trong khi đó, mặt tiền đẹp nhất của Cung Thể thao dưới nước giờ cũng thuộc quyền sử dụng của một nhà hàng, còn khu vực bên trong của cung này được cho một trường THPT thuê.

Bước vào khu vực đường đua xanh của Cung Thể thao dưới nước, chúng tôi ngỡ ngàng khi chứng kiến tấm biển “Giải bơi lặn vô địch quốc gia 2013” vẫn còn tồn tại. Theo những người quản lý ở đây, Cung Thể thao dưới nước mỗi năm chỉ tổ chức duy nhất giải vô địch quốc gia, thời gian còn lại cho người dân thuê và hoạt động như chức năng của một… bể bơi.

Công trình trăm tỉ, nơi tập tồi tàn - 1

Nơi tập luyện của đội tuyển aerobic tại Cung Thể thao tổng hợp Quần Ngựa

Công trình trăm tỉ, nơi tập tồi tàn - 2

Bể bơi Cung Thể thao dưới nước không tổ chức được một giải đấu nào trong nửa năm nay

Tại Cung Thể thao tổng hợp Quần Ngựa (Hà Nội), tình trạng cũng không khá hơn. Gần nửa năm nay, cung này không diễn ra sự kiện thể thao đáng kể nào. Hai sự kiện lớn nhất diễn ra ở đây cuối năm 2013 là Ngày hội Bia phục vụ dân nhậu Hà Nội và lễ đón Cúp vàng FIFA do công ty tổ chức sự kiện đứng ra thuê nhằm quảng bá thương hiệu nước giải khát.

Chúng tôi không khỏi thắc mắc vì lẽ ra, các đội tuyển phải được sử dụng những công trình này làm nơi tập huấn. Tuy nhiên, bể bơi ở Cung Thể thao dưới nước bị các VĐV chê là nước quá lạnh, không tập được trong mùa đông. Trong khi đó, mùa hè thì VĐV cũng phải ra rìa, nhường chỗ cho khách trả tiền vào bơi.

Ở một phòng tập của đội tuyển trẻ wushu tại Cung Thể thao tổng hợp Quần Ngựa, mùi hôi xộc lên. Hệ thống đèn chiếu sáng cho phòng tập cũng hỏng rất nhiều. Trong khi đó, đội tuyển aerobic quốc gia phải tập trong phòng tồi tàn đến khó tin với những trang thiết bị có tuổi đời đến vài chục năm! 

Đầu tư cải tạo, nâng cấp rất tốn kém

Ông Nguyễn Hồng Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao, cho rằng việc các công trình hiện có không được sử dụng để phát triển thể thao mà đem cho thuê nhưng lại xây tiếp là một sự lãng phí rất lớn. Ông cảnh báo việc đầu tư cải tạo các công trình thiếu trang thiết bị, không đủ tiêu chuẩn hiện tại cũng rất tốn kém.

Chuyên gia thể thao này băn khoăn: “Chỉ lo xây công trình mà không chăm sóc cho các đội tuyển, cho yếu tố quan trọng nhất ở bất kỳ cuộc tranh tài nào là con người, Việt Nam sẽ có nguy cơ mất mặt trên sân nhà chứ không phải ghi điểm, nâng cao uy tín như nhiều người vẫn nói”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm Ngọc (nld.com.vn)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN