OPPO và cuộc chạy đua giải phóng màn hình toàn cảnh panoramic

OPPO chưa bao giờ thỏa mãn với những sáng tạo của mình. Họ luôn đầu tư nghiêm túc vào R&D để tạo nên những ngôn ngữ thiết kế mới cho cả thế giới cùng “bắt trend”.

OPPO và cuộc chạy đua giải phóng màn hình toàn cảnh panoramic - 1

Màn hình toàn cảnh panoramic trên OPPO Reno.

Nhiều năm trước, giới công nghệ và người tiêu dùng từng hoài nghi sự sáng tạo trong thiết kế smartphone đã đi vào “ngõ cụt” khi nhiều hãng chỉ loay hoay quanh việc tăng số “chấm” cho camera. Tuy nhiên thực tế xuyên suốt thời gian qua, OPPO đã chứng minh tư duy sáng tạo của họ là không ngừng nghỉ và “bão hòa” không bao giờ có trong từ điển của thương hiệu smartphone 10 năm tuổi này.

Cứ mỗi khi giới thiệu một sáng tạo mới, OPPO lại tạo ra một “trend” mới trên thị trường. Về camera thì có camera xoay, sau phát triển thành “chuyên gia selfie”, giờ đây là camera trượt “vây cá mập” vượt chuẩn tầm nhìn. Đặc biệt trong thiết kế, OPPO đã tiên phong tạo ra màn hình cong 2.5D với 2 cạnh bên siêu mỏng, màn hình tràn viền, rồi tiếp theo là màn hình “tai thỏ”, “giọt nước” và mới nhất chính là màn hình toàn cảnh panoramic.

Nếu để ý, người tiêu dùng sẽ nhận ra sau mỗi phát minh đầy ấn tượng, chiếc màn hình của smartphone OPPO lại có tỉ lệ hiển thị so với thân máy lớn hơn. Kết quả là không gian thao tác trên màn hình thoáng đãng hơn, mang tới trải nghiệm thú vị hơn khi xem phim ảnh, lướt web, chat Facebook hay chơi game.

Đơn cử có thể kể đến dòng smartphone từng tạo tiếng vang lớn vào tháng 10/2016 là OPPO F1s. Khi đó, chiếc smartphone nhận được hơn 40.000 đơn đặt hàng trước chỉ trong 1 tuần này hội tụ nhiều giá trị, thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng ở một thị trường đang trong giai đoạn đầy sôi động và có sự cạnh tranh gay gắt. Nổi bật là phong cách thiết kế 2 cạnh bên siêu mỏng cùng màn hình cong 2.5D độc đáo.

OPPO và cuộc chạy đua giải phóng màn hình toàn cảnh panoramic - 2

OPPO F1s.

Sự ra đời của F1s đã khiến nhiều thương hiệu khác “bắt trend” ngay lập tức. Tuy nhiên, với OPPO, họ xem việc khai phá những cái mới là niềm vui, là triết lý kinh doanh vốn gắn liền với thương hiệu smartphone dành cho giới trẻ. Và chỉ một năm sau, phiên bản OPPO F3 kế nhiệm được trình làng với ngôn ngữ thiết kế màn hình tràn viền Full View đẹp mắt, nâng cấp độ phân giải từ HD lên Full HD so với F1s.

Rất nhanh sau đó, phiên bản OPPO F5 cũng trình làng giữ lại định nghĩa về Full View nhưng “lột xác” bằng cách ẩn các phím điều hướng vào màn hình cảm ứng, đồng thời kéo dài màn hình ra theo tỉ lệ 18:9. Kết quả, dù F5 có màn hình 6-inches nhưng chỉ gói gọn trong thân hình của một chiếc smartphone 5,5-inches thông thường, cho tỉ lệ hiển thị đạt 78% so với thân máy.

OPPO và cuộc chạy đua giải phóng màn hình toàn cảnh panoramic - 3

OPPO F5.

Thêm một năm cho R&D (nghiên cứu và sáng tạo), OPPO liên tục mang tới F7, R15 và A3s. Ở các dòng smartphone mới này, màn hình “tai thỏ” trở thành điểm nhấn quan trọng. Nhờ việc đóng gói camera trước, loa thoại cùng các cảm biến vào “tai thỏ” ở cạnh trên màn hình, OPPO đã nâng tỉ lệ màn hình khả dụng lên mức cao chưa từng có lúc bấy giờ, 88,8% trên A3s.

OPPO và cuộc chạy đua giải phóng màn hình toàn cảnh panoramic - 4

OPPO A3s.

Lúc này “tai thỏ” vẫn chiếm một vùng diện tích đáng kể trên màn hình, nên chỉ vài tháng sau OPPO đã giới thiệu ngay màn hình “giọt nước với tỉ lệ 19,5:9 hoàn toàn mới. Khi “tai thỏ” thu gọn thành “giọt nước”, màn hình smartphone dần lộ ra một cách liền mạch, bao quát hết tầm nhìn của người sử dụng. Với OPPO A7, cách thiết kế này giúp tăng tỉ lệ màn hình hiển thị so với thân máy lên mức 88,4%, trong khi với OPPO F9 là 91%.

OPPO và cuộc chạy đua giải phóng màn hình toàn cảnh panoramic - 5

OPPO F9.

Trên hành trình giải phóng màn hình, OPPO đã có một bước tiến mới khi loại bỏ cả “tai thỏ” lẫn “giọt nước” bằng cách giấu hẳn hệ thống ống kính vào mô-đun camera “tàng hình” từ sản phẩm Find X, giúp tỉ lệ màn hình khả dụng đạt 92,25%. Sau đó, hãng lần lượt tung F11 Pro và dòng smartphone Reno với định nghĩa màn hình toàn cảnh panoramic đạt tỉ lệ hiển thị trên 93% so với thân máy.

Để làm được điều kỳ diệu này trên F11 Pro và Reno, OPPO đã sáng tạo ra cơ chế camera trượt độc đáo. Nếu như trên F11 Pro đơn giản là một mô-đun vuông vức chứa camera trước có khả năng trồi lên/thụt xuống ngay giữa cạnh trên màn hình, thì trên Reno là camera trượt “vây cá mập” tích hợp đầy đủ camera trước, đèn flash trước/sau và các cảm biến.

OPPO và cuộc chạy đua giải phóng màn hình toàn cảnh panoramic - 6

Camera trượt trên OPPO F11 Pro giúp giải phóng “tai thỏ” lẫn “giọt nước”.

OPPO và cuộc chạy đua giải phóng màn hình toàn cảnh panoramic - 7

OPPO Reno cải tiến với camera trượt “vây cá mập”.

Đối với Reno, OPPO mang tới hai phiên bản là Reno phiên bản chuẩn và Reno 10x Zoom. Reno bản tiêu chuẩn có màn hình OLED kích thước 6,4-inches, còn Reno phiên bản 10x Zoom là màn hình OLED 6,6-inches. Phần viền đáy của màn hình chỉ 3,5mm, cho tỉ lệ hiển thị lên đến 93,1% so với thân máy.

Sau chiếc OPPO Reno đầy ấn tượng kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển, OPPO chắc chắn sẽ còn mang tới nhiều bất ngờ cho giới công nghệ toàn cầu trong tương lai. Hãy cùng chờ và “bắt trend” những sáng tạo trong cả thiết kế lẫn công nghệ của hãng!

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN