Phố Wall tạm “thoát hiểm”

Mặc dù tạm thoát hiểm nhưng nhà đầu tư vẫn lo lắng cho Phố Wall khi chưa có điểm tựa vững chắc.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/8/2012, chỉ số Dow Jones giảm 30,82 điểm, tương ứng 0,23%, chốt phiên ở mức 13.172,76 điểm. Cổ phiếu của Hewlett-Packard và Caterpillar dẫn đầu đà tăng.

Chỉ số S&P 500 tăng 0,32 điểm, tương đương 0,02% lên 1.413,49 điểm. Trong S&P 500, các cổ phiếu ngành công nghiệp đà giảm, cổ phiếu nguyên vật liệu ở chiều ngược lại.

Trong phiên giao dịch ngày thứ 3, S&P 500 đã đạt tới mức cao kỷ lục trong vòng hơn 4 năm trở lại đây nhưng lại không thành công khi giữ đỉnh cao này và đóng cửa trong sắc đỏ. Tuy nhiên, chỉ số này đã di chuyển tới vùng cao hơn và vẫn vững vàng trên ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 1.400 điểm.

S&P 500 tăng 11% từ 1/6 nhờ hy vọng các ngân hàng trung ương toàn cầu sẽ hành động hỗ trợ tăng trưởng.

Chỉ số Nasdaq tăng 6,31 điểm, tương đương 0,21% lên 3.073,67 điểm. Chỉ số CBOE Volatility Index, VIX, chỉ số đo mức độ sợ hãi của các nhà đầu tư vẫn đứng ở mức trên 15 điểm, ít thay đổi so với hôm qua.

Có khoảng 5,45 tỷ cổ phiếu được giao dịch thành công trên cả 3 sàn giao dịch New York, America Exchange và Nasdaq, thấp hơn 14% so với trung bình 3 tháng, và thấp hơn con số trung bình ngày 6,62 tỷ cổ phiếu.

Tại sàn giao dịch New York, số lượng cổ phiếu giảm điểm so với số lượng cổ phiếu tăng điểm là 3/2. Trong khi đó, tại sàn giao dịch Nasdaq, tỷ lệ này là 6/3.

Như vậy, chứng khoán Mỹ đã lấy lại đà tăng sau một phiên giảm đáng kể. Nguyên nhân là do biên bản cuộc họp của Fed gợi mở tới gói nới lỏng định lượng (QE3). Seth Setrakia, đồng lãnh đạo First New York Securities nhận định thông tin này củng cố niềm tin cho nhà đầu tư.

Kenny Polcari, giám đốc điều hành tại ICAP Equities tỏ ra bất ngờ: “Tôi không nghĩ Bernanke sẽ thông báo một kế hoạch nhưng sẽ để vấn đề gợi mở. Kết quả là chúng ta có thể chứng kiến đà tăng trở lại”.

Ngoài ra, hôm qua, thị trường đón nhận thêm một số thông tin vĩ mô quan trọng. Hiệp Hội bất động sản công bố doanh số bán nhà hiện có tăng trong tháng bảy và doanh số bán hàng trung bình có giá cao hơn so với một năm trước đó.

Lượng hàng thế chấp hàng tuần giảm so với tuần trước, với việc tái cấp vốn nhu cầu giảm lãi suất thế chấp đã tăng lên mức cao nhất kể từ cuối tháng sáu, theo Hiệp hội ngân hàng thế chấp.

Những thông tin từ bờ bên kia Đại Tây Dương cũng ảnh hưởng tới thị trường. Thủ tướng Đức Angela Merkel và tổng thống Pháp Francois Hollande sẽ gặp nhau vào ngày 23/8 để thảo luận về khủng hoảng. Mỗi vị lãnh đạo sẽ gặp riêng thủ tướng Hy Lạp cuối tuần này.

Thủ tướng Luxemburg, và cũng là chủ tịch nhóm bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro (eurogroup) tuyên bố hôm nay ở Athens rằng không ủng hộ gói cứu trợ thứ 3 cho Hy Lạp và Hy Lạp cần tiếp tục cải cách như đã cam kết.

Trong khi đó, chứng khoán châu Âu kết thúc ở mức thấp hơn khi nhà đầu tư lo ngại các cuộc đàm phán giữa Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras và các nhà lãnh đạo khu vực đồng euro vào cuối tuần này có thể không diễn ra như mong muốn.

Thêm vào đó, xuất khẩu của Nhật Bản giảm tháng trước khi các chuyến hàng đến châu Âu và Trung Quốc bị từ chối. Thông tin này làm dấy lên những lo ngại về nhu cầu toàn cầu sau khi một chuỗi các số liệu thương mại yếu kém từ các nước xuất khẩu lớn của châu Á.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngân Hà ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN