Phiên CK chiều 1/6: Hai sàn trái chiều nhau

Lượng cầu được đẩy mạnh trong vài phút cuối phiên chỉ kịp kéo HNX-Index vượt qua mốc tham chiếu, bỏ lại VN-Index chậm chân ở phía sau.

Đợt 1, thị trường xác định giá mở cửa cho VN-Index tại mức 430,75 điểm, tăng 1,55 điểm (+0,36%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 2,42 triệu đơn vị, trị giá 37,42 tỷ đồng.

Đến 09h20, chỉ số VN-Index đứng ở mức 431,22 điểm, tăng 2,02 điểm (0,47%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 3,695 triệu đơn vị, trị giá 52,440 tỷ đồng.

Trong số 309 cổ phiếu niêm yết trên HOSE, có 93 mã tăng giá (chiếm 30,1%), 174 mã giảm giá và 42 mã đứng giá, còn lại là chưa có giao dịch.

Phiên CK chiều 1/6: Hai sàn trái chiều nhau - 1

Lúc này, nhóm VN30 đang có 19 mã tăng giá, 3 mã giảm giá và 5 mã đứng giá. Chỉ số VN30-Index tăng 1,36 điểm (0,27%), lên mức 508,43 điểm.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cùng thời điểm đứng ở mức 74,58 điểm, tăng 0,51 điểm (0,69%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 3,563 triệu đơn vị, trị giá 34,890 tỷ đồng.

Số mã tăng giá là 75 (chiếm 18,9% trong tổng số 396 mã niêm yết), số mã giảm giá là 30 và số mã đứng giá là 26.

Một số chuyên gia nhận định, với không có nhiều thông tin hỗ trợ trong thời điểm hiện tại, nhiều khả năng các diễn biến giằng co sẽ tiếp tục chi phối mạnh đến thị trường trong các phiên mở đầu tháng 6. Tuy nhiên, với các vùng giá hiện tại mức điều chỉnh của thị trường sẽ không còn quá lớn.

Đến 09:45, chỉ số VN-Index đứng ở mức 432,15 điểm, tăng 2,95 điểm (0,69%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 8,850 triệu đơn vị, trị giá 119,950 tỷ đồng. Có 134 mã tăng giá (chiếm 43,4%), 126 mã giảm giá và 49 mã đứng giá.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đứng ở mức 74,62 điểm, tăng 0,55 điểm (0,74%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 6,025 triệu đơn vị, trị giá 59,070 tỷ đồng. Số mã tăng giá là 101 (chiếm 25,5%), số mã giảm giá là 36 và số mã đứng giá là 33.

Tuy nhiên, áp lực bán mỗi lúc một nhiều hơn trong khi lực cầu không xuất hiện. Số đông nhà đầu tư đứng quan sát và tỏ ra thận trọng thay vì hào hứng mua vào như đầu phiên.

Đến 10h15, chỉ số VN-Index đã giảm 0,15 điểm (-0,03%) xuống còn 429,05 điểm, Tổng khối lượng giao dịch lúc này mới đạt 16,6 triệu đơn vị, trị giá 223,3 tỷ đồng. Lúc này, có 80 mã tăng giá (chiếm 25,9%), 153 mã giảm giá và 76 mã đứng giá.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cùng thời điểm giảm 0,09 điểm (-0,12%) xuống 73,98 điểm, Tổng khối lượng giao dịch đạt 10,2 triệu đơn vị, trị giá 105 tỷ đồng. Số mã tăng giá là 60 (chiếm 15,2%), số mã giảm giá là 76 và số mã đứng giá là 69.

Phiên CK chiều 1/6: Hai sàn trái chiều nhau - 2

Những nỗ lực kéo thị trường tăng điểm đã phát huy hiệu quả, nhưng không đủ sức giúp hai chỉ số quay trở lại mức cao khi mở cửa đầu ngày.

Tạm dừng phiên buổi sáng, chỉ số VN-Index đứng ở mức 430,60 điểm, tăng 1,40 điểm (0,33%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 28,817 triệu đơn vị, trị giá 431,830 tỷ đồng. Trong số 309 cổ phiếu niêm yết trên HOSE, có 127 mã tăng giá (chiếm 41,1%), 121 mã giảm giá và 61 mã đứng giá.

Lúc này, chỉ số VN30-Index tăng 0,4 điểm (0,08%), lên mức 507,47 điểm với 17 mã tăng giá, 8 mã giảm giá và 4 mã đứng giá.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cùng thời điểm đứng ở mức 74,26 điểm, tăng 0,19 điểm (0,26%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 16,469 triệu đơn vị, trị giá 167,140 tỷ đồng. Số mã tăng giá là 94 (chiếm 23,7%), số mã giảm giá là 82 và số mã đứng giá là 66.

Cổ phiếu giao dịch nhiều nhất trên HOSE là ASM với 1,27 triệu đơn vị, giảm 3,31% xuống 14.600 đồng/cp. Trên HNX, cổ phiếu VND đứng ở mức 11.500 đồng/cp với hơn 1,58 triệu đơn vị.

Lượng cầu được đẩy mạnh trong vài phút cuối phiên chỉ kịp kéo HNX-Index vượt qua mốc tham chiếu, bỏ lại VN-Index chậm chân ở phía sau.

Mặc dù có tín hiệu hồi phục, nhưng thị trường vẫn để lại một “khoảng trống” trong tâm lý nhà đầu tư. Liệu xu thế tuần tới sẽ tăng hay giảm, câu trả lời còn ở phía trước.

Trở lại phiên giao dịch buổi chiều, thị trường tiếp tục giao dịch khá trầm lắng. Sau 180 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 1,21 điểm, xuống 427,99 điểm (giảm 0,28%). Tổng khối lượng đạt 35.548.270 đơn vị, giá trị giao dịch tăng lên mức 461,27 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 01/06/2012, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 428,8 điểm, giảm 0,4 điểm (-0,09%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 40.392.570 đơn vị, giảm 11,10% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 557,335 tỷ đồng, giảm 13,11%.

Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 31.783.780 đơn vị, với tổng giá trị hơn 770,98 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 72.176.350 đơn vị (+49,81%) và tổng giá trị giao dịch đạt 1328,318 tỷ đồng (+81,46%).

Trong tổng số 309 mã niêm yết trên sàn HOSE, có 102 mã tăng, 129 mã giảm, 66 mã đứng giá. Trong đó, có 21 mã tăng trần, 41 mã giảm sàn và 12 mã không có giao dịch.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 7 mã tăng, 1 mã giảm, 2 mã đứng giá là VIC, GAS.

Cụ thể, MSN tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (+0,99%), đạt 102.000 đồng. BVH tăng 700 đồng/cổ phiếu (+1,42%), đạt 50.000 đồng. VNM tăng 500 đồng/cổ phiếu (+0,58%), đạt 87.000 đồng. MBB tăng 100 đồng/cổ phiếu (+0,68%), đạt 14.800 đồng.

CTG tăng 100 đồng/cổ phiếu (+0,49%), đạt 20.500 đồng. VCB tăng 100 đồng/cổ phiếu (+0,34%), đạt 29.600 đồng. STB tăng 100 đồng/cổ phiếu (+0,40%), đạt 25.400 đồng.

Mã VIC giữ nguyên mức giá tham chiếu là 103.000 đồng/cổ phiếu. GAS giữ nguyên mức giá tham chiếu là 37.200 đồng/cổ phiếu. Duy nhất EIB giảm 400 đồng/cổ phiếu (-2,19%), còn 17.900 đồng.

Mã ASM dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch khớp lệnh với hơn 1,7 triệu đơn vị (chiếm 4,25% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 14.400 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 700 đồng (-4,64%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 18,89% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Trong 5 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 3 mã tăng, 1 mã giảm và 1 mã đứng giá. Cụ thể, VFMVFA tăng trần 200 đồng lên 5.600 đồng (+3,7%). VFMVF4 tăng 100 đồng lên 5.400 đồng (+1,89%). VFMVF1 tăng 100 đồng lên 8.900 đồng (+1,14%). PRUBF1 đứng ở giá tham chiếu là 6.600 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 giảm 100 đồng xuống 3.900 đồng (-2,5%).

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 78 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 2.853.490 đơn vị, bằng 7,06% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.

Trong đó, IJC được họ mua vào nhiều nhất với 452.410 đơn vị, chiếm 41,06% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như MBB (447.930 đơn vị), VNS (352.390 đơn vị), PPC (141.300 đơn vị) và DPM (140.550 đơn vị).

Đáng chú ý, các mã được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là SSC (100%), DMC (84,11%) và PPC (81,06%).

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 74,36 điểm, tăng 0,29 điểm (+0,39%). Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá đạt 29.862.200 đơn vị (-20,67%), tổng giá trị đạt hơn 293,72 tỷ đồng (-19,56%).

Phiên CK chiều 1/6: Hai sàn trái chiều nhau - 3

HBC: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2011 bằng tiền mặt (10%), bằng cổ phiếu (20%) và cổ phiếu thưởng (1:1)

Phiên này, sàn HNX có 38 cổ phiếu được giao dịch thỏa thuận với tổng khối lượng giao dịch là 6.464.887 đơn vị, trị giá 81,70 tỷ đồng. Trong đó, mã SHB được giao dịch thỏa thuận nhiều nhất với 4.045.000 cổ phiếu, với trị giá là 36,88 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 31.431.089 cổ phiếu (-28,80%), tổng giá trị đạt 315,37 tỷ đồng (-27,86%).

Trong số 396 cổ phiếu niêm yết trên sàn HNX, có 120 mã tăng, có 94 mã giảm, 83 mã đứng giá và 99 mã không có giao dịch. Trong đó có 26 mã tăng trần và 28 mã giảm sàn.

Trong 10 cổ phiếu có ảnh hưởng lớn nhất thị trường, có 1 mã tăng giá, 1 mã giảm và 8 mã đứng giá.

Cụ thể, VCG bình quân đạt 11.700 đồng/cổ phiếu, tăng 200 đồng (+1,74%). KLS bình quân đạt 10.500 đồng/cổ phiếu, giảm 100 đồng (-0,94%).

Còn lại, PVI giữ nguyên mức giá tham chiếu là 19.000 đồng, với 86.200 cổ phiếu được giao dịch thành công. PVX là 9.700 đồng, với 3.262.100 cổ phiếu. PVS là 16.200 đồng, với 1.451.800 cổ phiếu.

ACB là 25.700 đồng, với 556.100 cổ phiếu. HBB là 5.100 đồng, với 5.024.100 cổ phiếu. NVB là 8.000 đồng, với 23.000 cổ phiếu. SHB là 9.900 đồng, với 1.733.500 cổ phiếu.

SQC giữ nguyên mức giá tham chiếu là 84.000 đồng, với vỏn vẹn 100 cổ phiếu được giao dịch thành công.

Mã VND dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch báo giá với hơn 3,06 triệu đơn vị được giao dịch thành công, giữ nguyên giá bình quân 11.500 đồng/cổ phiếu.

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 41,09% so với tổng khối lượng khớp lệnh báo giá trong phiên sáng nay.

Nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này mua vào 505.900 cổ phiếu (36 mã) và bán ra 1.344.000 cổ phiếu (21 mã).

Cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là VNR khi mua vào 154.100 đơn vị, chiếm 601,95% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là DBC, PVS, PGS, HUT với tổng khối lượng mua vào tương ứng là 104.500, 69.400, 50.400, 40.000 cổ phiếu.

Ngược lại, họ bán ra nhiều nhất là KLS với 500.000 cổ phiếu, chiếm 25,75% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là VND, VNR, PVL, BCC với tổng khối lượng bán ra tương ứng là 500.000, 150.000, 32.000, 28.000 cổ phiếu.

Phiên CK chiều 1/6: Hai sàn trái chiều nhau - 4

VBH: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2011 (10%)

VC2: Ngày GDKHQ nhận cổ tức đợt 2/2011 (3%)

APP: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2011 (25%) và thưởng cổ phiếu (100:4)

TAG: ngày GDKHQ nhận cổ phiếu thưởng (2:1)

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Sơn ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN