Vì sao mẹ trầm cảm có thể ra tay sát hại con nhỏ?

Sự kiện: Trầm cảm

Những ngày vừa qua, dư luận hết sức khoang mang vụ người mẹ trẻ tự tay cầm gối đè vào mặt hai con nhỏ cho đến khi hai bé chết ngạt ở Kiên Giang hay người mẹ trẻ ôm con nhảy sông Hồng tự vẫn ở Hà Nội. Nhiều câu hỏi đặt ra liệu người mẹ có bị trầm cảm?

Vì sao mẹ trầm cảm có thể ra tay sát hại con nhỏ? - 1

Theo các bác sĩ chuyên khoa tâm thần, trầm cảm sau sinh là hiện tượng khá phổ biến, đặc biệt với các bà mẹ trẻ.

BS Lương Bạch Lan và Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, Bệnh viện Hùng Vương TPHCM đã từng nghiên cứu trên 290 sản phụ có con gửi dưỡng nhi của Bệnh viện Hùng Vương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mới mắc trầm cảm sau sinh ở sản phụ có con gửi dưỡng nhi là 11,6%.

Bác sĩ CKII Huỳnh Thanh Hiển (Bệnh viện Tâm thần TPHCM) cho biết, ông đã từng điều trị cho không ít bệnh nhân mắc chứng trầm cảm nghiêm trọng sau sinh. Có người mới sinh con 2 tháng đã luôn trong tình trạng mệt mỏi do mất ngủ kéo dài. Kèm theo đó là thái độ thù nghịch, chán ghét đứa con của mình, đặc biệt những lúc bé quấy khóc. Có bệnh nhân không muốn bế con, không muốn cho con bú, thậm chí đã có nhiều lúc người mẹ này có ý định ném con qua cửa sổ cho "đỡ nhức đầu".

Theo bác sĩ Hiển, đây là những trường hợp trầm cảm điển hình sau sinh. Quá trình mang thai và sinh con có thay đổi rất lớn về tâm sinh lý, nội tiết tố với người phụ nữ. Thêm vào đó là tình trạng cuộc sống cũng thay đổi gây ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần. Ở một số người đã tiềm ẩn các vấn đề về sức khỏe tâm thần, khi có thêm các yếu tố tác động mạnh về tâm thần dẫn đến rối loạn, loạn thần, trầm cảm sau sinh. Một số trường hợp có thể tự sát, hủy hoại bản thân nhưng có người lại hung hãn, có hành vi mất kiểm soát đối với chồng, con. Đó là bệnh lý cần bắt buộc điều trị.

Theo thống kê của thế giới, tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm sau sinh là 8-15%, tùy quốc gia và tác giả nghiên cứu. Tùy mức độ nặng nhẹ, không phải bệnh nhân nào mắc trầm cảm sau sinh cũng cần điều trị. 50% bệnh nhân tự vượt qua được nhưng cũng có không ít người rơi vào tình trạng không kiểm soát được như muốn giết con, muốn tự tử cùng con, thích bạo hành con… Những người này cần điều trị và cách ly tạm thời, không để người mẹ ở một mình với con, phải luôn có mặt người thứ 3 như mẹ ruột, chồng, anh chị em thân thích. 

Trầm cảm với phụ nữ sau sinh là một nguyên nhân gây tử vong thầm lặng. Vì vậy các chuyên gia tâm lý cho rằng hơn ai hết, người chồng, gia đình, người thân… cần gần gũi chia sẻ với sản phụ trong thời kỳ hậu sản để có thể tránh được những hệ quả đáng tiếc có thể xảy ra. Các nghiên cứu cho thấy với những người không có người thân chia sẻ trong giai đoạn này có nguy cơ bị trầm cảm gấp 5 lần so với người được chia sẻ.

Bà mẹ 25 tuổi ôm con nhảy sông Hồng: Nỗi đau mang tên trầm cảm

Những biểu hiện của trầm cảm sau sinh thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác, nếu không phát hiện sớm để có biện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An Nhiên ([Tên nguồn])
Trầm cảm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN