Thủng màng nhĩ là bị điếc luôn phải không bác sĩ?

Sự kiện: Sống khỏe
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Màng nhĩ là một trong số các cơ quan giúp khuếch đại âm thanh, khi thủng màng nhĩ chỉ nghe kém đi một chút chứ không điếc hẳn.

Màng nhĩ là một màng mỏng ngăn cách tai ngoài và tai giữa, hình elip, bán trong suốt và hơi lõm vào trong, được cấu tạo bởi mô tương tự như da.

Màng nhĩ là gì?

Màng nhĩ giúp bảo vệ tai giữa bằng cách ngăn chặn vi khuẩn và các vật thể lạ bên ngoài. Thông thường, tai giữa là vô trùng và được che chắn tốt, nhưng khi màng nhĩ bị thủng, vi khuẩn có thể xâm nhập vào tai giữa, gây nhiễm trùng.

Nhiều người vẫn nghĩ thủng màng nhĩ là điếc, nhưng thực tế màng nhĩ chỉ là một trong số các cơ quan giúp khuếch đại âm thanh, khi thủng thì chỉ nghe kém đi một chút chứ không điếc hẳn.

Tuy nhiên khi để lâu, lỗ thủng như nói ở trên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có khả năng xâm nhập qua đường lỗ thủng, như nước dơ, dị vật… sẽ làm viêm tổn thương tai giữa, thậm chí lan lên viêm xương chũm, viêm nhĩ… gây giảm thính lực nghiêm trọng.

Ngoài ra, tổn thương còn có thể lan vào nội sọ và tổn thương màng não (hiếm gặp).

Ảnh minh họa: AI

Ảnh minh họa: AI

Cách điều trị khi bị thủng màng nhĩ

Thủng màng nhĩ có hai loại là do viêm hoặc do chấn thương.

Nếu do chấn thương thì thủng màng nhĩ có thể không cần phải điều trị. Màng nhĩ thường tự lành trong vài tuần hoặc vài tháng (trong điều kiện tai được giữ khô và không bị vi khuẩn tấn công).

Nếu thủng màng nhĩ do viêm thì cần phải được điều trị tích cực bằng thuốc, vệ sinh tai thường xuyên để đảm bảo không còn tình trạng nhiễm trùng, sau đó mới tiếp tục chờ xem khả năng màng nhĩ có tự lành hay không.

Nếu ổn, màng nhĩ sẽ tự lành sau 2 tháng. Còn nếu kéo dài lâu hơn hoặc tình trạng nghe kém nặng nề hơn, bệnh nhân cần cân nhắc phẫu thuật vá màng nhĩ sớm và/hoặc chỉnh hình chuỗi xương con để tái lập sức nghe.

Để không xảy ra tình trạng tắc ứ dịch mủ hay viêm tổn thương tai, bệnh nhân cần thường xuyên chú ý bảo vệ tai, tránh nguồn nước bẩn di chuyển trực tiếp vào tai như đi bơi hay tắm gội, tránh vệ sinh tai tại các cơ sở không uy tín, vệ sinh các tai nghe in-ear sau thời gian sử dụng dài.

Nếu có thói quen hay móc tai, có thể sử dụng một bộ riêng, tránh lây nhiễm từ người khác.

Đồng thời, nếu phát hiện có vấn đề gì bất thường bệnh nhân nên đi thăm khám ngay để đánh giá và lựa chọn điều trị phù hợp cho từng tình huống cụ thể.

BS CKI LÊ HUY HIẾU

Nguồn: [Link nguồn]

Tai nghe đã giúp ích rất nhiều trong cuộc sống con người. Tuy nhiên, có một điều không phải ai cũng biết rằng đeo tai nghe quá nhiều, đeo sai cách, sử...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Duyên (Ghi) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN