Thủ phạm trong mâm cơm khiến cụ bà bị thủng ruột

Sự kiện: Sống khỏe

Trong quá trình phẫu thuật nội soi ổ bụng cho người bệnh, các bác sĩ phát hiện có một lỗ thủng ruột non.

Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh vừa phẫu thuật cho cụ bà P.T.Q., 89 tuổi, sống tại Đông Triều, Quảng Ninh.

Theo thông tin từ gia đình, 3 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, bà Q. có ăn cá rô rán. Sau khi khám bệnh và làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị thủng ruột non do dị vật sắc nhọn và được điều trị bằng phẫu thuật nội soi.

Xương cá được bác sĩ lấy ra. 

Xương cá được bác sĩ lấy ra. 

Trong quá trình phẫu thuật nội soi ổ bụng cho người bệnh, các bác sĩ phát hiện có một lỗ thủng ruột non. Mở tổn thương kiểm tra bác sĩ thấy một dị vật giống mang cá đâm thủng thành ruột từ trong ra ngoài, xung quanh lỗ thủng ruột được bao phủ nhiều giả mạc và dịch đục.

Kíp phẫu thuật đã lấy mảnh dị vật ra và khâu lại lỗ thủng ruột, rửa sạch bụng và đặt dẫn lưu vùng mổ.

Theo TS.BS Vũ Đức Thụ - Trưởng khoa Ngoại Tiêu hóa và tổng hợp, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, hiện tại sức khỏe người bệnh tỉnh táo hoàn toàn, sức khỏe ổn định, trung tiện được, hết đau bụng.

Qua đây, bác sĩ khuyến cáo người dân, đặc biệt là người cao tuổi cần thận trọng khi ăn uống. Tránh ăn các chất khó tiêu như măng khô, quả hồng, ổi, các loại rau quả có vị chát.

Đặc biệt là người già khi ăn cá, thịt gà cần loại bỏ hoàn toàn xương để tránh hóc phải dị vật. Bên cạnh đó, nhiều người hay có thói quen xỉa răng ngậm tăm cũng có thể khiến dị vật lọt vào đường tiêu hóa bất kỳ lúc nào và gây thủng ống tiêu hóa.

Khi bị hóc xương cá, xương gà…, thay vì đến bệnh viện, nhiều người thường áp dụng các mẹo chữa hóc xương như nuốt miếng cơm hoặc thức ăn lớn, uống nước, vỗ ở lưng để xương có thể bong ra.

Khi bị hóc dị vật như mảnh xương, hạt hoa quả, thức ăn… không nên cố gắng khạc, dùng tay móc, nuốt miếng thức ăn to hoặc chữa mẹo dân gian để lấy dị vật ra… Những việc làm này sẽ làm cho niêm mạc họng bị trầy xước, chảy máu, dễ nhiễm trùng, dị vật có thể bị mắc sâu hơn và rơi vào những vị trí nguy hiểm.

Quá trình ăn uống cần ăn chậm, nhai kỹ, không vừa ăn vừa nói chuyện hay cười đùa, nhất là đối với người già và trẻ nhỏ để hạn chế tình trạng dị vật lọt vào đường ăn, đường thở.

Những dấu hiệu của dị vật bị bỏ quên trong đường thở thường không rõ ràng nên khi có các triệu chứng ho, ho lẫn đờm, máu, tức ngực, khó thở… người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Nguồn: [Link nguồn]

Người phụ nữ dùng thìa để tự chữa hóc xương cá nhưng nuốt luôn vào họng

Tình huống hy hữu này hoàn toàn có thật, nó vừa mới xảy ra tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HÀ ANH ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN