Thiếu ngủ: Dấu hiệu của bệnh nặng

Sự kiện: Sống khỏe

Nếu tình trạng ngủ gật kéo dài bạn nên xem xét lại tình trạng sức khỏe tổng thể của mình.

Thiếu không khí, độ ẩm quá thấp trong văn phòng hay chế độ dinh dưỡng, nếu tình trạng ngủ gật kéo dài bạn nên xem xét lại tình trạng sức khỏe tổng thể của mình.

Vấn đề của tuyến giáp

Tuyến giáp có vai trò sản sinh ra các hormone điều hòa nhiều chức năng chính trong cơ thể như, chịu trách nhiệm cho sự chuyển hóa, kiểm soát cân nặng, tăng cường sức sống và trao đổi chất. Trong trường hợp cơ thể không đủ khả năng sản sinh ra hormone sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất sẽ gây ra những cơn buồn ngủ vô cớ. Nếu cùng với tình trạng buồn ngủ các triệu chứng biểu hiện đi kèm như móng tay giòn, dễ gẫy, da khô, tăng cân thì bạn cần phải đi khám bác sĩ nội tiết.

Bệnh đái tháo đường

Theo nhiều nhà khoa học những dấu hiệu của bệnh tiểu đường trong đó có hiện tượng ngủ ngày. Yếu tố ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường chính là insulin, nó chính là dây dẫn của glucose đến các cấu trúc tế bào. Sự mất cân bằng của glucose (dù tăng hay giảm) cũng gây ra buồn ngủ. Nếu cùng với điều này các biểu hiện như khô miệng, hay khát nước, ngứa và mẩn đỏ, huyết áp tăng thì bạn cần đến bác sĩ đa khoa hay một bác sĩ nội tiết để tư vấn về bệnh tiểu đường.

Thiếu sắt

Cơ thể thiếu máu là do thiếu hàm lượng sắt. Do đó, hemoglobin được sản sinh ra ít hơn dẫn đến việc vận chuyển ôxy đến mọi bộ phận của cơ thể sẽ chậm lại. Đồng thời, sẽ làm giảm các hoạt động hay tuần hoàn của não, làm chậm các dòng chảy của máu về não gây ra những cơn buồn ngủ. Nếu thường xuyên đau đầu, chóng mặt, thay đổi vị giác, rụng tóc… bạn cần phải làm xét nghiệm máu, ngoài ngăn ngừa việc thiếu máu còn điều trị một số bệnh liên quan.

Trầm cảm

Trầm cảm có thể gây ra mất ngủ do đó bạn sẽ thiếu ngủ và thường xuyên ngủ gật. Đây đơn thuần chỉ là một phản ứng “phòng thủ” với các tình huống căng thẳng của hệ thần kinh. Trong trường hợp này, bộ não sẽ có những phản ứng không hiệu quả đối phó với những “nhu cầu”, cái gọi là thời gian cần nghỉ ngơi của chúng ta. Một lựa chọn tốt nhất trong tình huống này là tìm kiếm một chuyên gia tư vấn tâm lý sẽ mang đến cho bạn những lời khuyên thiết thực và xác định các yếu tố cần phải “điều trị” cũng như giảm thiểu các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Ngoài ra, khi bị trầm cảm người ta hay dùng thuốc an thần, thuốc ngủ, vì thế ảnh hưởng của thuốc đến hệ thần kinh sẽ không hề nhỏ. Cho nên, bạn phải rất thận trọng trong việc dùng thuốc, nhất là những loại thuốc liên quan đến bệnh trầm cảm.

Thiếu ngủ: Dấu hiệu của bệnh nặng - 1

Thiếu ngủ gây bệnh trầm cảm

Béo phì

Cảm giác thèm ăn và ngủ luôn khiến những người muốn giảm cân tìm cách khắc phục. Ở những người béo phì, hai lá phổi và não luôn luôn thiếu dưỡng khí và sẽ khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. Nếu rối loạn này diễn ra liên tục sẽ gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, khiến bạn ngủ không ngon và không say. Hậu quả là não không được nghỉ ngơi, khiến cơ thể luôn cảm thấy bần thần, mệt mỏi, giảm trí nhớ, giảm năng suất lao động, khó tập trung và hay ngủ gật ban ngày.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trần Biên (An ninh thủ đô)
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN