Tắm đêm là 'thủ phạm' gây đột quỵ não?

Sự kiện: Sống khỏe

Nhiều bằng chứng khoa học đã cho thấy ngâm mình trong nước lạnh đột ngột có thể kích hoạt/dẫn tới nhồi máu cơ tim. Hơn nữa, một số rối loạn thần kinh như mất toàn bộ trí nhớ thoáng qua sau khi bơi trong nước lạnh cũng đã được báo cáo. Tuy nhiên, không có bất cứ bằng chứng khoa học nào từ trước tới nay về mối liên quan giữa phơi nhiễm với nước lạnh và nguy cơ đột quỵ được công bố.

Tắm đêm là 'thủ phạm' gây đột quỵ não? - 1

Ảnh minh họa: Internet

Theo Th.s - BS Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, đột quỵ não thay đổi theo mùa một cách rất rõ ràng. Tỷ lệ đột quỵ cao hơn vào mùa Đông khi so với mùa Hè. Đột quỵ thiếu máu não/đột quỵ nhồi máu não phổ biến hơn vào mùa Đông và đột quỵ chảy máu não phổ biến hơn vào mùa Xuân.

Ngoài ra, bệnh nhân bị đột quỵ vào mùa Đông thường có tiên lượng xấu hơn. Tỷ lệ tử vong cũng thay đổi theo mùa, cao nhất là vào mùa Đông]. Mặt khác, đột quỵ xảy ra nhiều nhất vào thời điểm 8:01 - 12:00, ban đêm đột quỵ cũng có thể xảy ra nhưng không thường xuyên. Trong một nghiên cứu mang tính bước ngoặt, người ta nhận thấy rằng nhiệt độ giảm 5°C liên quan tới tỷ lệ nhập viện vì đột quỵ tăng lên 7%. Nhiều nhà khoa học cho rằng tỷ lệ đột quỵ cao như vậy là do những thay đổi/rối loạn về chuyển hóa lipid máu/mỡ máu, huyết áp và đông máu trong mùa Đông.

Nhiều bằng chứng khoa học đã cho thấy ngâm mình trong nước lạnh đột ngột có thể kích hoạt/dẫn tới nhồi máu cơ tim. Hơn nữa, một số rối loạn thần kinh như mất toàn bộ trí nhớ thoáng qua (transient global amnesia/TGI) sau khi bơi trong nước lạnh cũng đã được báo cáo.

Tuy nhiên, không có bất cứ bằng chứng khoa học nào từ trước tới nay về mối liên quan giữa phơi nhiễm với nước lạnh và nguy cơ đột quỵ được công bố.

Một thí nghiệm đã được thực hiện trên 9 người đàn ông trẻ tuổi bằng cách cho họ ngâm nửa dưới của cơ thể trong nước lạnh (13˚C) và sau đó là nước ấm (35˚C) trong 60 phút. Kết quả thí nghiệm cho thấy ngâm trong nước lạnh làm giảm thân nhiệt trung tâm và làm tăng toàn bộ sức cản mạch ngoại vi, rồi sau đó là làm tăng huyết áp động mạch. 

Tỷ lệ rung nhĩ (một yếu tố nguy cơ độc lập của đột quỵ thiếu máu não/đột quỵ nhồi máu não) cũng đạt đỉnh vào mùa Đông. Một nghiên cứu được thực hiện ở Đan Mạch và New Zealand đã cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có rung nhĩ bị đột quỵ phải nhập viện đạt đỉnh điểm vào mùa Đông. Tâm nhĩ rất dễ bị kích thích ngay ở giai đoạn sớm hạ thân nhiệt, do vậy có thể gây ra rung nhĩ. Trong một nghiên cứu tiến cứu về mô hình các yếu tố đông máu theo mùa ở đàn ông cao tuổi, người ta thấy rằng nồng độ yếu tố hoạt hóa plasminogen mô (t-PA), yếu tố Von Willebrand (VWF) và Fibrin D-dimer đạt đỉnh vào mùa Đông.

Như vậy, không có bằng chứng nào cho thấy phơi nhiễm với nước lạnh hoặc ngâm mình trong nước lạnh lại liên quan tới đột quỵ não. Hơn thế nữa, đột quỵ não xảy ra vào ban ngày nhiều hơn ban đêm, mùa Đông nhiều hơn mùa Hè. Tuy nhiên, những người có yếu tố nguy cơ, đặc biệt là rung nhĩ, thì đột quỵ có thể xảy ra bất cứ khi nào và bất cứ thời điểm nào.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quảng An (Tiền Phong)
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN