Tại sao chúng ta chưa thể "sống chung" với COVID-19?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Trong vài tháng qua, cả thế giới luôn cố gắng chuẩn bị cho một tương lai "sống chung" cùng COVID-19. Vaccine đương nhiên là giải pháp tốt nhất...

Các nhà khoa học đều đồng tình rằng vaccine COVID-19 sẽ loại bỏ được virus SARS-CoV-2 một cách rộng rãi. Điều này không thể phủ nhận. Sẽ vẫn có một vài trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng và tử vong, nhưng coronavirus sẽ giảm xuống mức giống như bệnh cúm theo mùa, để chúng ta không cần đóng cửa xã hội để chiến đấu với nó.

Nhưng tầm nhìn lạc quan này luôn để ngỏ một câu hỏi lớn: Bao giờ mới đến thời điểm "sống chung" đó?

Bao giờ con người có thể "sống chung" cùng COVID-19?

Bao giờ con người có thể "sống chung" cùng COVID-19?

Biến chứng COVID lâu dài

COVID-19 được biết đến nhiều nhất vì gây ra bệnh cấp tính, từ ho và sốt đến nhập viện và tử vong. Trong một số trường hợp, nó dường như gây ra các biến chứng lâu dài, bao gồm khó thở, mệt mỏi và bệnh sương mù não, mặc dù các tác động khác nhau ở mỗi người. Biến chứng COVID có thể tồn tại trong cơ thể ít nhất vài tháng sau khi bị nhiễm bệnh.

"Chúng tôi đã thấy những người mắc COVID-19 vào tháng 2 hoặc tháng 3 năm 2020 hiện vẫn ốm yếu và suy nhược" – bác sĩ David Putrino, người đã điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19 tại Hệ thống Y tế Mount Sinai ở New York cho biết.

Những biến chứng bệnh lâu dài không phải chỉ có coronavirus gây ra. Các loại virus khác, bao gồm cả cúm theo mùa, cũng gây ra các triệu chứng bệnh lâu dài, đôi khi là những triệu chứng tương tự. Nhưng khi ngày càng có nhiều người bị nhiễm coronavirus, và nhiều người sau đó bị biến chứng COVID lâu dài như kể trên mới gây ra sự đáng ngại.

Vì vậy, ngay cả trong bối cảnh của một thế giới hậu vaccine, liệu biến chứng COVID lâu dài có khiến coronavirus trở nên quá nguy hiểm để loài người sống chung không? Liệu thế giới có thể thực sự coi COVID-19 giống như một căn bệnh cấp độ cúm khi mà nó vẫn gây ra những biến chứng bệnh lâu dài, khiến những người mắc bị suy nhược sức khoẻ về sau?

Con virus nhiều "bí ẩn"

Sự thật là vẫn còn rất nhiều điều về biến chứng COVID lâu dài mà giới y tế thế giới chưa hay biết. Nguyên nhân gây ra chứng bệnh này là gì hoặc tại sao một số người dường như phát triển các biến chứng COVID lâu dài trong khi những người khác thì không?

Không thể biết thời gian chính xác bao lâu thì triệu chứng bệnh COVID-19 xuất hiện. Các biến thể của virus, như biến thể Delta, thay đổi và có nguy cơ thay đổi như thế nào? Giới y tế còn cho hay thậm chí không biết liệu tất cả các trường hợp được cho là biến chứng COVID lâu dài có thực sự là do coronavirus gây ra hay không.

Chỉ chắc chắn rằng, vaccine có thể giúp ngăn ngừa biến chứng COVID lâu dài bằng cách giảm cả khả năng nhiễm trùng và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Theo giới chuyên gia y tế, tình trạng biến chứng COVID lâu dài xảy ra tương đối hiếm ở những người đã chủng ngừa. Và nó có thể sẽ trở nên hiếm hơn theo thời gian, đặc biệt là khi nhiều người được chủng ngừa hơn và dân số nói chung phát triển khả năng bảo vệ miễn dịch mạnh mẽ hơn chống lại coronavirus.

"Hy vọng là theo thời gian, khi chúng ta tiếp tục tiêm chủng tăng cường hơn, khi cơ thể chúng ta quen hơn với việc sản xuất kháng thể đối với loại virus này, chúng ta sẽ thấy giảm đi các trường hợp bị biến chứng COVID lâu dài. Tuy nhiên, đây chỉ là phỏng đoán. Chúng tôi không biết chắc chắn" - bác sĩ Putrino cho biết.

Dữ liệu hạn chế cho đến nay cho thấy 10 – 25% người trưởng thành bị mắc COVID-19 có thể bị biến chứng COVID lâu dài.

Giới y tế chưa thực sự rõ điều gì gây ra biến chứng COVID lâu dài, nhưng có một số giả thuyết - tất cả đều là suy đoán cho đến thời điểm hiện tại. Một khả năng là các ổ chứa virus còn sót lại hoặc các mảnh của virus tiếp tục tàn phá cơ thể.

Một nguyên nhân khác là biến chứng COVID lâu dài là một phần của quá trình hồi phục của cơ thể sau khi chống lại coronavirus. Tuy nhiên, một điều khác nữa là, bởi vì virus SARS-CoV-2 quá mới đối với cơ thể con người, do đó, nó có thể dẫn đến phản ứng quá mức kéo dài của hệ thống miễn dịch.

Một ẩn số chính là liệu tất cả các trường hợp biến chứng COVID lâu dài được phát hiện có phải do virus coronavirus gây ra hay không. Bởi một số người có các triệu chứng COVID lâu dài lại có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 và các kháng thể liên quan. Các chuyên gia không phủ nhận rằng các triệu chứng này là có thật và cần được điều trị, nhưng cũng có thể do hoàn cảnh tâm lý xã hội hoặc các tác nhân gây bệnh khác.

Vắc-xin ngừa COVID-19 có thể giúp giảm nguy cơ biến chứng COVID lâu dài

Vắc-xin ngừa COVID-19 có thể giúp giảm nguy cơ biến chứng COVID lâu dài

Giá trị của vắc-xin COVID-19

Vắc-xin làm giảm nguy cơ bị nhiễm coronavirus ngay từ đầu. Trong phạm vi các trường hợp biến chứng COVID lâu dài là do virus gây ra, điều đó có nghĩa là sẽ ít đi trường hợp bị biến chứng COVID kéo dài.

Vắc-xin cung cấp khả năng bảo vệ chống lại bệnh nặng. Sự bảo vệ này cho đến nay vẫn được giữ vững trước biến thể Delta và bất chấp những lo ngại về hiệu quả suy giảm của vắc-xin.

Một nghiên cứu gần đây từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy những người không được chủng ngừa COVID-19 có nguy cơ nhập viện vì bệnh này cao gấp 29 lần so với những người được chủng ngừa đầy đủ.

Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng với sự lây lan và nguy hiểm của các biến thể mới, như biến thể Delta hiện nay, để đề phòng nguy cơ biến chứng COVID lâu dài, chí ít tới thời điểm này, vẫn cần phải thận trọng và giảm thiểu phơi nhiễm ngay cả sau khi tiêm vắc-xin đầy đủ, thông qua việc đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn thường xuyên, hạn chế tiếp xúc đông người, nơi có nguy cơ nguồn bệnh….

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/tai-sao-chung-ta-chua-the-song-chung-voi-covid-19-169210831131253123.h...

Đại diện WHO tại Việt Nam nói về tốc độ lây lan của biến thể Delta

Biến thể Delta sẽ khiến các chùm trường hợp bệnh nhanh chóng bùng phát thành các ổ dịch lớn hơn, đặc biệt trong ba môi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Anh (Theo VOX) (Sức khỏe đời sống)
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN