Sốt siêu vi vào mùa: Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ tại nhà an toàn và hiệu quả

Sốt siêu vi (hay còn gọi là sốt virus) là bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết cách xử lý đúng cách. Theo một nghiên cứu của Bệnh viện Nhi TW về việc xử lý khi trẻ bị sốt, gần 80% cha mẹ chưa biết cách chăm sóc trẻ đúng cách. Vậy, cha mẹ cần làm gì để xử trí đúng khi trẻ bị sốt virus?

Con nhập viện vì nghĩ sốt siêu vi chỉ là "bệnh xoàng"

Có con bị sốt siêu vi, chị Lan (Cầu Giấy, HN) đã đứng ngồi không yên vì con phải nhập viện cấp cứu lúc nửa đêm. Ban đầu, bé chỉ sốt nhẹ, ho, ngạt mũi nên chị cũng chủ quan, nghĩ con bị viêm đường hô hấp bình thường và mua thuốc ho, cúm cho con uống. Nhưng 3 ngày sau, con có triệu chứng bệnh nặng hơn, phải đi cấp cứu. "Tối muộn hôm ý thấy con có hiện tượng khó thở, sốt cao, có biểu hiện mê man, mình vội vã đưa con vào viện cấp cứu luôn.", chị Lan chia sẻ thêm.

Sốt siêu vi vào mùa: Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ tại nhà an toàn và hiệu quả - 1

Mùa hè, số trẻ đến viện thăm khám và nhập viện do sốt virus tăng mạnh, với những dấu hiệu thường thấy như ấm đầu, sốt trên cao 38 độ, lừ đừ, biếng ăn, bỏ bú, quấy khóc, đau đầu, ho, chảy nước mũi… Tuy nhiên, cũng có nhiều trẻ nhập viện do bệnh diễn tiến nặng, dẫn đến tình trạng sốt cao liên tục, toàn thân phát ban, nôn ói, đau bụng, co giật, suy hô hấp, thiếu oxy não, thậm chí hôn mê.

Theo các chuyên gia, sốt virus không quá nguy hiểm, nhưng bệnh có thể không có triệu chứng rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường. Đặc biệt, nếu không chữa trị đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Do đó, điều quan trọng hơn cả là cha mẹ cần theo dõi biểu hiện khi trẻ bị bệnh để phát hiện và điều trị kịp thời.

Cách xử lý khi trẻ bị sốt siêu vi

Sốt siêu vi do virus gây ra, không có thuốc đặc trị mà chỉ tập trung điều trị triệu chứng. Thông thường, bệnh sẽ khỏi trong khoảng 2-7 ngày nếu được điều trị tích cực và đúng cách.

Để giúp trẻ nhanh khỏe, cha mẹ nên thực hiện những điều sau:

- Theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên, khi trẻ sốt cao trên 38.5 độ thì cho con uống thuốc hạ sốt theo cân nặng, kết hợp với việc cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng, tránh ủ ấm quá mức vì có thể làm cho trẻ sốt cao lên. Có nhiều trường hợp cha mẹ tự cho bé uống thuốc hạ sốt theo đơn bác sĩ kê cách đó nhiều tháng mà không biết rằng bé đã lên cân và cần tăng liều, dẫn tới bé vẫn bị sốt kể cả đã uống thuốc.

Sốt siêu vi vào mùa: Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ tại nhà an toàn và hiệu quả - 2

- Một số trẻ có thể bị co giật khi sốt cao. Lúc này, mẹ cần thật bình tĩnh xử trí bằng cách đặt con nằm nghiêng để đờm nhớt có thể chảy ra ngoài. Tuyệt đối không vắt chanh hay nhét thứ gì vào miệng trẻ vì làm vậy có thể gây sặc vào phổi và tử vong. Thông thường, cơn co giật sẽ kéo dài khoảng 1-3 phút. Sau khi trẻ hết co giât, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

- Bù nước và điện giải bằng oresol cho trẻ để tránh mất nước và rối loạn điện giải cơ thể. Với trẻ nhỏ thì tích cực cho con bú sữa mẹ.

- Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng nước muối sinh lý để tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp và giữ ấm cho trẻ sau khi tắm xong.

- Cho bé ăn đủ chất, có thể cho trẻ ăn đồ lỏng, dễ tiêu như cháo, súp…, uống thêm nước ép hoa quả, ăn thêm trái cây… Nếu bé chán ăn thì không nên ép con mà chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.

Đặc biệt, nếu trẻ có hiện tượng sốt trên 3 ngày không đỡ, sốt cao không giảm sau khi uống hạ sốt, đau đầu, mê man hoặc co giật thì cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay.

Thực tế, cha mẹ hoàn toàn có thể hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh ở trẻ, tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết cách phòng bệnh hiệu quả cho con.

Sốt siêu vi vào mùa: Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ tại nhà an toàn và hiệu quả - 3

Làm thế nào để phòng ngừa sốt siêu vi ở trẻ?

Để tránh cho trẻ bị nhiễm siêu vi, cha mẹ cần hạn chế trẻ đến nơi đông người, giữ vệ sinh nhà cửa thông thoáng, rửa tay thường xuyên và thực hiện chế độ dinh dưỡng đa dạng.

Theo các chuyên gia, sốt siêu vi do virus gây ra, không có thuốc đặc trị, do đó, tăng đề kháng chính là "chìa khóa" quan trọng để giúp con nâng cao thể trạng, hạn chế nhiễm bệnh hoặc bệnh chuyển biến xấu.

Để tăng đề kháng hiệu quả cho trẻ, cha mẹ cần cho trẻ uống đủ nước, ngủ đủ giấc, vận động hợp lý, tiêm phòng đầy đủ. Đồng thời, cha mẹ cần quan tâm bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng cho trẻ, bởi dinh dưỡng là yếu tố quyết định khả năng của hệ miễn dịch. Trong đó, cha mẹ cần bổ sung cho trẻ các vi chất cần thiết như vitamin A, C, D, kẽm, sắt…

Đặc biệt, các chuyên gia khuyến khích bổ sung hoạt chất tăng đề kháng đặc hiệu như Beta-glucan để kích thích trực tiếp đến hệ miễn dịch của trẻ. Hoạt chất này được FDA (Mỹ) chứng nhận an toàn đối với sức khỏe ở mọi độ tuổi, kể cả trẻ em.

Sốt siêu vi vào mùa: Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ tại nhà an toàn và hiệu quả - 4

Hoạt chất đặc biệt này hiện có trong sản phẩm Gadopax Forte với hàm lượng cao, chất lượng tinh khiết. Hơn nữa, sản phẩm chứa Beta-glucan mà còn có vitamin C, vitamin D, kẽm, tạo tác dụng hiệp đồng hỗ trợ tăng cường miễn dịch tối ưu. Chính nhờ những ưu điểm này mà Gadopax Forte ngày càng được nhiều bố mẹ lựa chọn để hỗ trợ tăng đề kháng cho trẻ.

Sốt siêu vi vào mùa: Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ tại nhà an toàn và hiệu quả - 5

Gadopax Forte giúp hỗ trợ tăng đề kháng vượt trội nhờ chứa hàm lượng Beta (1.3/1.6) – D-Glucan cao kết hợp với kẽm, vitamin C và vitamin D là những vi chất hàng đầu giúp kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả, hỗ trợ tăng đề kháng vượt trội.

Gadopax Forte hỗ trợ tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn và virus, đặc biệt với đối tượng trẻ em và người lớn sức đề kháng kém.

Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu, được cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế.

Để biết thêm thông tin truy cập: https://gadopax.vn/

Hotline: 1900 58 88 36

Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối độc quyền bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc tế CTT Việt Nam.

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Nguồn: [Link nguồn]

Cứ 10 trẻ thì có đến 7 trẻ mắc bệnh tai mũi họng – ba mẹ cẩn trọng biến chứng nguy hiểm cho con!

Các bệnh về tai mũi họng rất thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là khi trẻ đi học và thay đổi thời tiết, môi trường. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN