Rối loạn sinh lý khi phát hiện có ba tinh hoàn

Bác sĩ nam khoa Nguyễn Bá Hưng kể, vào buổi tối khi ông đang chuẩn bị rời phòng khám đi về, ông thấy một cuộc gọi điện từ số máy lạ đến hỏi về việc có ba tinh hoàn.

Khốn khổ vì có ba tinh hoàn

Trường hợp của nam thanh niên tên Nguyễn Văn Khang ở Hoài Đức, Hà Nội được bác sĩ chẩn đoán chứng ba tinh hoàn. Theo như lời của Khang kể từ khi còn nhỏ cậu đã thấy mình có ba tinh hoàn nhưng không gây đau, không ảnh hưởng đến sức khỏe nên Khang không để ý.

Sau này, khi lấy vợ, Khang mặc cảm chuyện có ba hạt nên cậu luôn rơi vào tình cảnh "trên bảo dưới không nghe". Cưới nhau hơn nửa năm không có con, vợ Khang khuyên chồng đi khám bệnh. Tại phòng khám, bác sĩ cho biết Khang có ba tinh hoàn có khả năng là một khối u nào đó và nguy cơ ung thư hóa cao. Nghe bệnh như thế, Khang chết sững người. Mất cả tuần cậu mới hoàn hồn.

Bác sĩ Nguyễn Bá Hưng người trực tiệp điều trị của Khang cho biết vào buổi tối hết giờ nhiệm sở, ông chuẩn bị về thì có cuộc gọi điện của Khang. Sau khi nghe vợ chồng bệnh nhân than thở, bác sĩ Hưng yêu cầu họ đến kiểm tra ngay. 

Rối loạn sinh lý khi phát hiện có ba tinh hoàn - 1

Nam giới có 3 tinh hoàn, được y văn ghi lại rất hiếm hoi

Chị Oanh, vợ Khang, nhớ lại, cảm giác ngày đầu cùng chồng đi khám bệnh “lúc bác sĩ thông báo anh ấy có đến 3 tinh hoàn là một trong những trường hợp hiếm hoi. Hiện nay trên thế giới các y văn ghi chép lại cũng chỉ có khoảng hơn 100 người mắc chứng ba cà như của anh Khang”. 

Nghe thế, chị khựng người, một phần vì lo lắng, một phần chị quá bất ngờ với chứng độc đó. Mắt người vợ trẻ đỏ hoe, bờ môi vừa nói vừa giật giật “Tôi sợ lắm, sợ cái hòn lạ kia của anh ấy là khối u di căn có thể dẫn đến ung thư. Nếu chúng tôi không chữa được thì việc có con cũng là xa vời”.

Bác sĩ Nguyễn Bá Hưng cho biết đây là một trường hợp hiếm gặp. Hiện nay, y văn của thế giới ghi chép lại chưa đến 200 trường hợp có ba tinh hoàn. Lúc đầu, bác sĩ nghi ngờ có nhiều khả năng Khang bị một u nang hay khối u nào đó ở trong bìu tinh hoàn. Nhưng khi chọc cả ba tinh hoàn của Khang đều có tinh trùng.

Ngoài ra, ống dẫn tinh trùng của Khang hoạt động rất bình thường. Với trường hợp này, bác sĩ khuyên Khang nên sống chung với 3 hạt thay vì mổ cắt bỏ bớt đi một hạt. Việc sống chung với nó theo bác sĩ không ảnh hưởng đến đời sống tình dục hay việc sinh con, đẻ cái.

Yếu sinh lỳ vì ám ảnh có "ba cà"

Trở lại cuộc sống quan hệ tình dục bình thường với vợ chồng Khang lúc ấy rất khó vì anh luôn có tâm lý lo sợ nên không bao giờ anh lên đỉnh được. Hai vợ chồng trẻ lại đi điều trị chứng rối loạn cương. Khang kể “biết việc có ba trái cà không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng việc bị đau mỗi khi hai vợ chồng âu yếm khiến tôi căng thẳng vô cùng. Vợ chồng miệt mài đến bác sĩ để chữa hết đau”.

Đến giờ, đời sống vợ chồng Khang cũng tạm ổn định. Mỗi tuần, Khang gần gũi vợ 3 lần đều đặn và việc xuất tinh cũng không gây đau. Kết quả tinh dịch đồ của Khang có vấn đề khi số lượng tinh trùng loại A chỉ đạt 15% nên các bác sĩ khuyên cậu nên ăn uống các thức ăn giàu kẽm và tập thể dục đều đặn. Ngoài ra, Khang đang sử dụng thuốc điều trị cho bệnh yếu tinh trùng để chuẩn bị cho việc có con trong năm nay của vợ chồng cậu. 

Bác sĩ Hưng cho biết thông thường với bệnh lý 3 tinh hoàn trong bìu thường có 2 tinh hoàn nằm bên trong bìu trái và một tinh hoàn nằm bên trong bìu phải. Hai tinh hoàn trong một bên có thể chung nhau đường ống dẫn tinh hoặc có thể tách riêng ra độc lập. Nguy cơ của việc tồn tại 3 tinh hoàn này là xoắn tinh hoàn, thoát vị bẹn, vô sinh, tràn dịch màng tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, ung thư…

Thứ hai là trường hợp người bệnh có một khối bất thường ở một trong các vị trí trong bìu như tinh hoàn, mào tinh, thừng tinh, cơ bìu mà họ nhầm tưởng khối đó là tinh hoàn thứ 3. 

Những khối bất thường này hay gặp là nang mào tinh hoàn, nang thừng tinh hay khối u tinh hoàn…, hay gặp nhất là nang mào tinh hoàn. Nguy cơ của những trường hợp này là viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn, vô sinh (do khối u, nang chèn ép gây tắc nghẽn lối ra của tinh trùng), khối u di căn…

Nhưng với trường hợp của Khang, các bác sĩ loại trừ hết các bệnh trên nên khuyên Khang và vợ sống chung với “ba trái cà” của mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Ngọc (Infonet.vn)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN