PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Cần theo dõi chặt 5% bệnh nhân COVID-19 nặng, phải thở máy, ECMO
Theo Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê: có 80% bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng, nhẹ; 20% còn lại là bệnh nhân tiên lượng nặng, trong đó có 5% là bệnh nhân rất nặng phải thở máy, ECMO. Đây là những trường hợp cần phải tập trung điều trị, theo dõi sát, tránh chuyển biến nặng.
Ngày 2/6, qua hệ thống Teleheath tại Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã họp bàn về bổ sung và chi tiết hóa Hướng dẫn chẩn đoán và Điều trị bệnh COVID-19 trong tình hình mới, đáp ứng công tác điều trị bệnh nhân ở các mức độ khác nhau.
Cũng tại đây, sáng cùng ngày, Hội đồng chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn của Bộ Y tế đã tư vấn về phòng và kiểm soát lây nhiễm tuyến cho bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Sơn La, Sở Y tế Điện Biên.
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban điều trị, có 80% là bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng, quan trọng nhất là thực hiện tốt kiếm soát nhiễm khuẩn và nâng cao thể trạng; 20% còn lại là bệnh nhân tiên lượng nặng, trong đó có 5% là bệnh nhân rất nặng phải thở máy, ECMO. Đây là những trường hợp cần phải tập trung điều trị, theo dõi sát, tránh chuyển biến nặng.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Cần theo dõi chặt 5% bệnh nhân COVID-19 nặng, phải thở máy, ECMO
“Các bệnh viện phải chủ động, có chiến lược điều trị bệnh nhân, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng ngừa lây nhiễm chéo và theo dõi sát tình hình bệnh nhân nặng ”- PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cũng phê bình một số tỉnh thiếu chủ động, không thực hiện tốt 4 tại chỗ, cứ có bệnh nhân COVID-19 là đề nghị chuyển xuống BV Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở 2.
Đối với bệnh nhân có dấu hiệu hiệu chuyển nặng, các bệnh viện phải chủ động xin ý kiến hội chẩn chuyên gia qua Teleheath, Bộ Y tế luôn sẵn sàng cử các chuyên gia về tận nơi hỗ trợ.
Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế, quan trọng nhất là khâu tổ chức điều trị cho người bệnh. Khi không rõ phương hướng "4 tại chỗ" các bệnh viện sẽ lúng túng trong điều trị người bệnh.
Bộ Y tế đã ban hành đầy đủ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19, tuy nhiên việc điều trị luôn phải được cá thể hóa trên mỗi một người, vì mỗi bệnh nhân có những biểu hiện lâm sàng cũng như có những bệnh nhân có những bệnh đi kèm. Quan trọng nhất là thực hiện "4 tại chỗ" để có đủ 3 vùng chăm sóc bệnh nhân nhẹ, ko triệu chứng,; vùng bệnh nhân vừa và bệnh nhân nặng và rất nặng.
Dự kiến Hội đồng chuyên môn sẽ xem xét và bổ sung một số nội dung chuyên môn để đáp ứng công tác điều trị bệnh nhân COVID-19.
Đến trua ngày 2/6, Việt Nam đã ghi nhận 7.675 bệnh nhân COVID-19, trong đó 3.043 bệnh nhân đã được chữa khỏi. Số bệnh nhân COVID-19 còn lại đang được điều trị tại 96 cơ sở y tế trên toàn quốc, trong đó các cơ sở y tế, bệnh viện dã chiến của Bắc Giang đang điều trị nhiều nhất với trên 2.400 bệnh nhân; kế đến là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở Đông Anh với 341 bệnh nhân.
Nguồn: [Link nguồn]
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên - Trưởng Bộ phận Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Bắc Ninh đã nhấn mạnh...