Những thực phẩm cấm kỵ khi ăn cùng trứng

Trứng là một trong những nguồn dinh dưỡng tốt, tuy nhiên có một số điều không nên thực hiện ngay sau khi ăn trứng để tránh những tổn hại cho sức khỏe.

1. Đường

Trứng không nên nấu chín cùng với đường (ví dụ như chế biến món thịt kho trứng với đường thắng để lấy màu) hoặc không ăn đường ngay sau khi ăn trứng. Bởi dùng trứng với đường sẽ làm cho protein axit amin fructose trong trứng tiếp hợp với lysine, cơ thể khó hấp thu chất này, có thể tạo ra các hiệu ứng y tế bất lợi.

2. Quả hồng

Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính với triệu chứng như nôn ói.

Những thực phẩm cấm kỵ khi ăn cùng trứng - 1

3. Sữa đậu nành

Sữa đậu nành có chứa protein thực vật, chất béo, carbohydrate, chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin, khoáng chất… Sữa đậu nành còn chứa chất trypsin, có thể ức chế hoạt động của con người, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ protein.

Nếu ăn trứng cùng với uống sữa đậu nành thì protein trong trứng có thể kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành làm cho quá trình phân hủy protein bị cản trở và làm giảm tỷ lệ hấp thụ protein. Ngoài ra, trong sữa đậu nành có protidaza gây kìm chế protein trong trứng gà, ảnh hưởng tiêu hóa.

4. Thịt ngỗng, thịt thỏ, thịt rùa, óc lợn

Thịt thỏ, thịt ngỗng ngọt, tính hàn, trứng cũng thuộc nhóm thực phẩm này, cả hai đều có chứa một số chất có hoạt tính sinh học khi ăn với nhau sẽ xảy ra phản ứng kích thích đường tiêu hóa, gây tiêu chảy.

Ăn trứng cùng lúc với thịt rùa có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

Dùng trứng chung với óc lợn sẽ làm tăng cholesterol trong máu, dễ làm người ăn bị chứng cao huyết áp đột ngột, dẫn đến tử vong.

5. Nước trà

Trà chứa nhiều axit tannic kết hợp với protein tạo thành protein axit tannic làm chậm hoạt động của nhu động ruột, kéo dài thời gian lưu trữ phân trong ruột, không chỉ là nguyên nhân gây ra táo bón mà còn làm tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể và gây ra chất ung thư.

6. Thuốc tiêu viêm

Những người mắc bệnh về đường ruột, tiêu chảy, đặc biệt không được uống thuốc ngay sau khi ăn trứng, bởi trứng có hàm lượng protein cao, nó sẽ làm gia tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến công hiệu của thuốc.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Viện Dinh dưỡng quốc gia), nếu cho trẻ ăn quá nhiều trứng, trẻ dễ bị chướng bụng, không thể tiêu hóa hết năng lượng và phải đào thải ra ngoài, đôi khi dẫn đến hiện tượng phân sống, táo bón.

Trong lòng đỏ trứng gà, vịt chứa khá nhiều chất béo và cholesterol. Mỗi quả trứng trung bình 17g chứa tới 220mg cholesterol và nhiều chất béo, chủ yếu là axít bão hòa. Cơ thể không nên hấp thụ quá 300 miligram cholesterol mỗi ngày.

Vì thế, người lớn tuổi không nên ăn quá 5 quả trứng 1 tuần, thanh niên tối đa là 7 quả và trẻ dưới 1 tuổi thì không nên ăn trứng.

Bên cạnh đó, nên ăn trứng luộc hoặc trứng rán chín, ăn trứng chần qua hoặc hút trứng sống không tốt cho sức khỏe mà còn có thể ngộ độc do vi khuẩn Salmonella enteriditis có trong trứng. Những vi khuẩn này thường được tìm thấy nhiều trong lòng đỏ trứng gà và có thể gây nên tình trạng tiêu chảy và sốt cao...

Trứng để qua đêm nếu đã luộc chín, trước khi ăn nên luộc lại, còn đối với những quả trứng luộc chưa chín hẳn (hay còn gọi là lòng đào) thì tốt nhất là không nên ăn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An Nhiên (Infonet.vn)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN