Những điều thú vị về cha đẻ của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm

Phát minh ra công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm, Robert Geoffrey Edwards mang đến sự sống cho 5 triệu đứa trẻ, giúp đỡ hàng triệu cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn và đóng góp cho sự phồn thịnh của nhân loại.

Cha đẻ của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm

Robert Geoffrey Edwards (27/9/1925 - 10/4/2013) là một bác sĩ, nhà bác học, giảng viên công tác tại Đại học Cambridge, Anh. Ông từng tham gia phục vụ quân đội và chiến đấu chống phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai. Sau khi giải ngũ, Edwards theo học tại Đại học Edinburg. Tốt nghiệp xong, ông làm công tác nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Bangor, phía Bắc xứ Walles.

Robert Geoffrey Edwards (27/9/1925 - 10/4/2013) cùng một em bé được sinh ra từ ống nghiệm.

Robert Geoffrey Edwards (27/9/1925 - 10/4/2013) cùng một em bé được sinh ra từ ống nghiệm.

Năm 1955, Edwards bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về đề tài sự phát triển của phôi chuột. Ngay từ lúc đó ông đã tạo ra được vài con chuột từ ống nghiệm. Ba năm sau, tại Viện nghiên cứu y học quốc gia London, bác sĩ bắt đầu tìm hiểu quá trình thụ thai của con người. Khi đào sâu về những thành tựu của nhà khoa học Patrick Steptoe (1913 – 1988) - bác sĩ sản phụ khoa người Anh, Edwards đã đề nghị được cùng hợp tác nghiên cứu về thụ tinh con người từ ống nghiệm. Từ đó hai nhà khoa học làm việc bên nhau đến khi về hưu.

Cùng với Patrick Steptoe, Edwards đã thành công trong việc phát triển kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và đã dẫn đến việc ra đời đứa bé đầu tiên được thụ tinh trong ống nghiệm Louise Brown vào ngày 25/7/1978.

Edwards cùng các cộng sự đã thành công trong việc phát triển kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

Edwards cùng các cộng sự đã thành công trong việc phát triển kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

Thụ tinh trong ống nghiệm tức là trứng được thụ tinh với tinh trùng bên ngoài cơ thể (ở đây là trong ống nghiệm). Phương pháp này ra đời sau khi kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thất bại. Nó được áp dụng cho những cặp vợ chồng hay phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản muốn có con nhưng vì lý do nào đó tinh trùng không thể thụ tinh cho trứng bằng phương pháp tự nhiên.

Những nỗ lực cho thụ tinh trong ống nghiệm của họ đã vấp phải không ít sự phản đối lẫn thái độ thù địch từ những người chống đối.

Năm 1978, cô bé "từ ống nghiệm" chính thức ra đời

Năm 1968, Edwards và Steptoe đã thành công khi tiến hành ca thụ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên mãi 10 năm sau, ngày 25/6/1978, một cô bé "từ ống nghiệm" mới chính thức ra đời, đó là Louise Brown, nay đã 38 tuổi. Lịch sử y học thế giới đã ghi nhận Louise Joy Brown ở Oldham, Greater Manchester, Anh là em bé đầu tiên sinh ra nhờ kỹ thuật. Năm 2007, người phụ nữ này cũng sinh con bằng phương pháp mà chính cô được sinh ra.

Vừa chào đời, Louise Brown đã lên trang nhất hàng loạt tờ báo.

Vừa chào đời, Louise Brown đã lên trang nhất hàng loạt tờ báo.

Louise Brown là con của Lesley và John Brown, hai vợ chồng đã cố gắng thụ thai trong 9 năm nhưng không thành công vì ống dẫn trứng của Lesley bị tắc nghẽn. Người mẹ đã trải qua quy trình thụ tinh ống nghiệm được phát triển bởi Patrick Steptoe và Robert Edwards. Em bé Brown sinh ra vào lúc 11h47 đêm 25/7/1978 tại Bệnh viện Đa khoa Oldham, Anh bằng phương pháp sinh mổ. Đứa trẻ cân nặng 2,6 kg.

Bốn năm sau, em gái của Louise Brown là Natalie Brown cũng chào đời nhờ thụ tinh ống nghiệm và trở thành trường hợp thứ 40 trên thế giới sinh ra nhờ kỹ thuật. Cô gái được ghi vào lịch sử là người đầu tiên được thụ tinh trong ống nghiệm và sinh ra tự nhiên vào năm 1999.

Louise Brown bên cạnh chiếc bình mà từ đó bác sĩ chuyển phôi vào tử cung người mẹ để sinh ra cô.

Louise Brown bên cạnh chiếc bình mà từ đó bác sĩ chuyển phôi vào tử cung người mẹ để sinh ra cô.

Năm 2010, được trao giải Nobel Y học

Năm 2010, Edwards được trao giải Nobel về Sinh học và Y học với công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm được xem là mang tính cách mạng trong lĩnh vực y học sinh sản. Rất tiếc, người đồng phát minh là nhà bác học Patrick Steptoe không được nhận giải vì đã qua đời hai năm trước đó.

Năm 2011 Edwards được Nữ hoàng Anh phong tước Hiệp sĩ. Số người ra đời bằng phương pháp của hai ông đã lên tới 5 triệu thời điểm ấy. Hàng năm, trên thế giới, phương pháp thụ tinh nhân tạo đã mang đến cơ hội làm người cho 350.000 em bé. Robert Edwards qua đời ngày 10/4/2013 ở tuổi 87.

Edwards được trao giải Nobel về Sinh học và Y học với công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm.

Edwards được trao giải Nobel về Sinh học và Y học với công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm.

Với công nghệ tiên tiến, ngày nay tỷ lệ mang thai của người được thụ tinh trong ống nghệm đã được nâng lên đáng kể so với trước đây. Năm 2006, các báo cáo y khoa của Canada cho thấy tỷ lệ mang thai là 35%.

Nguồn: [Link nguồn]

Phát minh thiết bị chạy thận cứu sống hàng triệu bệnh nhân trên thế giới

Bác sĩ Willem Kolff được coi là cha đẻ của phương pháp lọc máu. Bác sĩ người Hà Lan này đã chế tạo máy lọc máu đầu tiên (thận nhân tạo) vào năm 1943.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Sơn ([Tên nguồn])
Sức khỏe sinh sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN