11 phát minh y học thay đổi thế giới

Khoa học y tế là một trong những lĩnh vực khoa học tiến bộ nhất. Trong những năm qua, những đột phá trong nền y học đã tạo ra một giải pháp thay thế cho các thủ thuật nguy hiểm hoặc không hiệu quả.

Dưới đây là những phát minh y học mang tính cách mạng trong cuộc sống.

1. Nhiệt kế y tế

Nhiệt kế ngày nay rất phổ biến, nhưng đa số chúng ta không biết ai đã phát minh ra thiết bị này. Gabriel Fahrenheit lần đầu tiên phát minh ra nhiệt kế thủy ngân vào năm 1714, loại nhiệt kế này vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Tuy nhiên, thiết bị đầu tiên dùng để đo nhiệt độ đã xuất hiện vào những năm 1500 và được tạo ra bởi Galileo.

Thiết bị này dựa trên nguyên tắc đơn giản là tỷ trọng của chất lỏng thay đổi theo nhiệt độ của nó. Tuy nhiên, nhiệt kế thủy ngân đang được loại bỏ dần để thay thế bằng nhiệt kế kỹ thuật số do tính chất độc của thủy ngân.  

11 phát minh y học thay đổi thế giới - 1

2. Ống nghe

Trước khi ống nghe được phát minh, các bác sĩ sẽ lắng nghe nhịp tim của bệnh nhân bằng cách áp tai vào ngực, một phương pháp khá thô sơ và kém hiệu quả. 

Bác sĩ người Pháp René Laënnec cũng gặp phải tình huống tương tự khi ông không thể đánh giá chính xác nhịp tim của một trong những bệnh nhân của mình vì bệnh nhân có quá nhiều chất béo trên người. Sau đó, ông đã phát minh ra ống nghe, có hình dạng một ống gỗ hình chiếc kèn giúp khuếch đại âm thanh phát ra từ phổi và tim. Nguyên tắc khuếch đại âm thanh đó vẫn chưa thay đổi cho tới ngày nay.

11 phát minh y học thay đổi thế giới - 2

 3.  Chụp X-quang

Thật khó để chẩn đoán và điều trị chính xác các chấn thương phổ biến như gãy xương mà không có công nghệ hình ảnh X-quang. Tia X tình cờ được phát hiện khi một nhà vật lý người Đức Wilhelm Conrad Röntgen đang nghiên cứu dòng điện đi qua một chất khí có áp suất cực thấp.

Ông quan sát thấy trong phòng tối, ống tia âm cực được phủ bari platinocyanide gây ra hiệu ứng huỳnh quang. Vì tia âm cực không nhìn thấy được nên ông không biết tia này là gì và đặt tên cho nó là bức xạ X vì chưa biết bản chất của nó. Ông đã giành được giải Nobel Vật lý đầu tiên vào năm 1901 cho khám phá của mình.

11 phát minh y học thay đổi thế giới - 3

4.  Thuốc kháng sinh

Mọi người thường biết đến sự ra đời của thuốc kháng sinh với việc Alexander Fleming khám phá ra penicillin. Trên thực tế, thời đại của thuốc kháng sinh bắt đầu vào năm 1907 với việc tạo ra Salvarsan bởi Alfred Bertheim và Paul Ehrlich. Ngày nay Salvarsan được gọi là Arsphenamine, đây là loại thuốc đầu tiên chống lại bệnh giang mai một cách hiệu quả, đánh dấu sự khởi đầu của việc điều trị chống vi khuẩn.

Alexander Fleming phát hiện ra đặc tính chống vi khuẩn của Penicillium Notatum vào năm 1928, từ đó, thuốc kháng sinh bắt đầu được nhiều người chú ý. Ngày nay, thuốc kháng sinh đã tạo ra một cuộc cách mạng trong y học, kết hợp với vắc-xin giúp loại bỏ đa số bệnh trong cơ thể. 

11 phát minh y học thay đổi thế giới - 4

5. Kim tiêm

Một cây kim tiêm với vẻ ngoài thô sơ và nguyên lý hoạt động đơn giản được phát minh cách đây khoảng 150 năm. Trước đó, ở Hy Lạp và La Mã cổ đại, các thầy thuốc sử dụng các dụng cụ rỗng, mỏng để tiêm chất lỏng vào cơ thể. Năm 1656 , một con chó được Christopher Wren tiêm vào tĩnh mạch qua bút lông ngỗng.

Kim tiêm hiện đại được phát minh bởi Charles Pravaz và Alexander Wood vào giữa những năm 1800. Ngày nay, những chiếc kim này được sử dụng để cung cấp liều lượng thuốc chính xác trong điều trị và chiết xuất dịch cơ thể với mức độ đau đớn và nguy cơ nhiễm trùng thấp nhất.

11 phát minh y học thay đổi thế giới - 5

6. Kính đeo mắt

Kính đeo mắt là một trong những bước đột phá y học khác. Không có bằng chứng nào để xác định chính xác ai là người phát minh ra thiết bị này. Nhiều thế kỷ trước, các học giả và nhà sư đã sử dụng nguyên chiếc mắt kính để cầm phía trước khi đọc sách mà không có gọng kính giữ bên tai.

Với sự phát triển của sách in vào cuối những năm 1800, các trường hợp cận thị ngày càng gia tăng, dẫn đến sự ra đời của gọng kính. 

11 phát minh y học thay đổi thế giới - 6

7. Máy tạo nhịp tim

Phát minh quan trọng này là thành quả lao động của hai nhà khoa học Australia, Mark C. Hill và nhà vật lý Edgar H. Booth vào năm 1926. Nguyên mẫu là một thiết bị di động bao gồm hai cực, 1 cực được nối với miếng đệm da ngâm dung dịch muối và cực kia nối với một cây kim, đưa vào buồng tim của bệnh nhân.

Mặc dù có thiết kế thô sơ như vậy nhưng cả hai đã thành công trong việc mang lại sự sống cho 1 thai nhi. Ngày nay, các máy điều hòa nhịp tim phức tạp hơn nhiều với tuổi thọ pin trung bình là 20 năm.

11 phát minh y học thay đổi thế giới - 7

8. Máy quét CT và MRI

Khám phá của X-quang đã dẫn đến sự nỗ lực tìm kiếm các phương pháp để tiếp cận nhiều chi tiết hơn mà không cần cắt bỏ cơ thể. Điều này sau đó đã dẫn đến việc phát minh ra máy quét CT. Phiên bản thương mại của nó được phát minh bởi Tiến sĩ Godfrey Hounsfield , người đã nhận giải Nobel y học năm 1979. Thiết bị này có thể hiển thị nhiều lớp trong nhiều hình ảnh X-quang.

Ngay sau đó, Tiến sĩ Raymond V. Damadian đã phát minh ra một kỹ thuật để phân biệt giữa các tế bào ung thư và tế bào bình thường bằng cách sử dụng cộng hưởng từ hạt nhân, sau này được cải tiến và được gọi là chụp cộng hưởng từ chức năng hoặc MRI.

11 phát minh y học thay đổi thế giới - 8

9. Máy khử rung tim

Khử rung tim không phải là một khái niệm gần đây, nó đã được biết đến trong nhiều thập kỷ, nhưng việc đưa nó vào môi trường lâm sàng đã được Claude Beck đưa ra khi ông khử rung tim thành công trong quá trình phẫu thuật. Ngày nay, máy khử rung tim đã cứu hàng triệu sinh mạng khỏi bờ vực của cái chết trên khắp thế giới.

11 phát minh y học thay đổi thế giới - 9

10. Trái tim nhân tạo 

Tim là cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể, giữ cho chúng ta sống và vận chuyển máu đến các bộ phận khác nhau.Một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu là bệnh tim. Ngoài thuốc và phương pháp điều trị y tế, cấy ghép là một lựa chọn tuyệt vời để cứu sống những bệnh nhân mắc căn bệnh này.

Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân cần ghép tim vượt xa nguồn cung. Những ý tưởng về trái tim nhân tạo được bắt nguồn từ Jean Cesar LeGallois vào năm 1812, với rất nhiều biến thể theo thời gian, năm 1982, tiến sĩ Robert Jarvik là người đầu tiên tạo ra trái tim nhân tạo vĩnh viễn. Đến nay, trái tim nhân tạo đã phát triển qua nhiều thập kỷ và cứu sống vô số người. 

11 phát minh y học thay đổi thế giới - 10

11. Ống thông tiểu

Ống thông tiểu được phát minh vào năm 1940 bởi David S. Sheridan, một người còn được gọi là Vua ống thông. Vìbệnh tật hoặc tai nạn, nhiều bệnh nhân trên khắp thế giới bị rối loạn thần kinh làm suy yếu hoặc thậm chí không thể làm rỗng bàng quang của họ một cách tự nhiên.

Ống thông tiểu mang lại cho những người này cơ hội sống cuộc sống bình thường thông qua quá trình tự ngắt quãng.  

Nguồn: [Link nguồn]

Thiết bị nội soi – phát minh mang đến bước tiến vượt bậc cho ngành y tế

Nhờ có thiết bị nội soi mà việc điều trị và phát hiện bệnh cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thùy Trang (Theo Interestingengineering) ([Tên nguồn])
Kiến thức sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN