Người thứ ba trên thế giới đã được chữa khỏi HIV

Sự kiện: Sống khỏe

Ngày 15/2, các nhà khoa học cho biết, một phụ nữ đã trở thành người thứ ba được chữa khỏi HIV, loại virus gây ra bệnh AIDS, sau khi cô được cấy ghép tế bào gốc sử dụng các tế bào từ máu cuống rốn.

Virus HIV

Virus HIV

Hai người khác được chữa khỏi HIV, Timothy Brown và Adam Castillejo, đều được cấy ghép tủy xương từ những người hiến tặng mang đột biến gen ngăn chặn sự lây nhiễm HIV. Những ca cấy ghép này chứa các tế bào gốc tạo máu trưởng thành, là các tế bào gốc phát triển thành tất cả các loại tế bào máu, bao gồm cả tế bào bạch cầu, một thành phần quan trọng của hệ thống miễn dịch .

Sự đột biến gen này rất hiếm và chỉ được xác định ở khoảng 20.000 người hiến tủy xương cho đến nay. Bản thân quy trình cấy ghép tủy xương sẽ gây ra một tổn thất nặng nề cho cơ thể, cả trong quá trình thực hiện xâm lấn cao và một thời gian sau đó.

Ở cả Brown và Castillejo, các tế bào miễn dịch từ tủy xương của người hiến tặng đã phát động một cuộc tấn công chống lại các tế bào trong cơ thể bệnh nhân; tình trạng này được gọi là "bệnh ghép so với vật chủ." Tuy nhiên, sau phản ứng ban đầu này, cả hai người đàn ông đều được chữa khỏi HIV.

Tiến sĩ JingMei Hsu, bác sĩ của bệnh nhân tại Weill Cornell Medicine ở New York, Mỹ cho biết cô đã ra viện chỉ 17 ngày sau khi làm thủ thuật mà không có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh ghép so với vật chủ.

Tiến sĩ Sharon Lewin, chủ tịch của Hiệp hội AIDS Quốc tế, cho biết rằng, trường hợp của cô đã loại bỏ một giả thuyết tồn tại rằng việc kích hoạt mô ghép so với vật chủ có thể là một bước cần thiết trong việc chữa khỏi một người nhiễm HIV.

Ngoài việc dương tính với HIV, người phụ nữ này còn bị bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính, một loại ung thư ảnh hưởng đến các tế bào tạo máu trong tủy xương. Cô đã nhận được máu cuống rốn vừa để điều trị ung thư vừa để điều trị HIV, vì các bác sĩ của cô đã xác định được một người hiến tặng có đột biến gen ngăn chặn HIV. Máu dây rốn chứa một lượng lớn tế bào gốc tạo máu; Theo Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering (MSK) , máu được thu thập tại thời điểm đứa trẻ chào đời và sau đó được cha mẹ hiến tặng.

Theo MSK, máu dây rốn mang lại lợi thế hơn so với tủy xương vì người hiến không cần phải thật "khớp" với người nhận cấy ghép của họ. Đối với cấy ghép tủy xương, các bác sĩ kiểm tra loại mô kháng nguyên bạch cầu người (HLA) của người hiến và người nhận, đề cập đến việc các cá nhân có mang các protein cụ thể, được gọi là HLA, trong các mô của cơ thể họ hay không. HLA có nhiều hương vị khác nhau và những hương vị này phải được kết hợp chặt chẽ giữa người cho tủy xương và người nhận để tránh phản ứng miễn dịch nghiêm trọng.

Nhưng vì hệ thống miễn dịch của trẻ còn khá non nớt vào thời điểm mới sinh, nên HLA của trẻ và người nhận máu cuống rốn không phải khớp chặt chẽ như HLA của người hiến và người nhận tủy xương, MSK lưu ý.

Các tế bào chưa trưởng thành của em bé thích nghi với cơ thể người nhận dễ dàng hơn các tế bào trưởng thành. Trong trường hợp của người phụ nữ này, người hiến tặng đã được "ghép một phần" và cô đã nhận được tế bào gốc từ một người họ hàng gần để giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cô sau thủ tục cấy ghép.

Tiến sĩ Marshall Glesby, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại Weill Cornell Medicine, đồng thời là thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết: “Việc cấy ghép từ người họ hàng giống như một cây cầu giúp cô ấy vượt qua được thời điểm máu cuống rốn có thể tiếp nhận.”

Từ tháng 8/2017, người phụ nữ này đã quyết định ngừng dùng thuốc kháng virus, phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho HIV, 37 tháng sau khi cấy ghép. Đã hơn 14 tháng trôi qua kể từ đó, người ta vẫn không tìm thấy dấu vết của virú hoặc kháng thể chống lại virus trong máu của cô.

Trường hợp của người phụ nữ này là một phần của một nghiên cứu lớn hơn tại Mỹ với việc theo dõi tổng cộng 25 người nhiễm HIV. Những người này sẽ được cấy ghép tế bào gốc dây rốn để điều trị ung thư, và những người tổ chức thử nghiệm sau đó sẽ theo dõi họ để xem liệu tình trạng nhiễm HIV của họ có thay đổi sau quy trình hay không.

Nhìn chung, máu cuống rốn phổ biến rộng rãi hơn và dễ khớp với người nhận hơn là máu tủy xương. Vì vậy, một số nhà khoa học cho rằng thủ thuật này có thể dễ tiếp cận hơn so với việc cấy ghép tủy xương cho bệnh nhân HIV.

Nguồn: [Link nguồn]

Người đầu tiên khỏi bệnh HIV bất ngờ qua đời vì ”bệnh tử thần” khác

"Bệnh nhân Berlin" Timothy Ray Brown, người đầu tiên trên thế giới được chữa khỏi bệnh HIV hoàn toàn, vừa qua đời sau nhiều năm chiến đấu với ung thư.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hà Thu (Theo Live Science, The New York Times) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN