“Ngày sống đêm chết” – căn bệnh cực hiếm gặp và chưa thể lý giải

Vào ban ngày, 2 cậu bé này giống như bất kỳ đứa trẻ bình thường nào khác, có thể đi lại, nói chuyện, ăn uống, hoạt động thể chất. Nhưng màn đêm buông xuống cũng là lúc cả 2 như thể biến thành một sinh vật kỳ lạ vô tri vô giác khi không thể cử động.

Ngày là người, đêm hóa tượng

Đó là câu chuyện lỳ lạ của 2 anh em Abdul Rasheed, 9 tuổi và Shoaib Ahmed, 13 tuổi sống trong một ngôi làng nghèo khó ở tỉnh Balochistan, Pakistan.

Mỗi ngày, Shoaib và Abdul thức dậy với cơ thể tràn đầy năng lượng và sức sống như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác. Cả 2 đều rất hoạt bát, cười nói, nô đùa không biết mệt mỏi.

“Ngày sống đêm chết” – căn bệnh cực hiếm gặp và chưa thể lý giải - 1

Ban ngày, Shoaib và Abdul bình thường như bao đứa trẻ khác.

Tuy nhiên, khi mặt trời bắt đầu lặn, năng lượng trong cơ thể của hai cậu bé cũng giảm dần và vào thời điểm màn đêm buông xuống, cả 2 cùng rơi vào tình trạng sống thực vật bởi lúc đó, cơ thể sẽ hoàn toàn bị tê liệt và cũng không thể mở mắt, ăn uống, di chuyển hoặc nói chuyện được nữa. Mãi cho đến khi mặt trời mọc vào sáng hôm sau thì mọi thứ lại diễn ra như bình thường.

Cha mẹ của 2 cậu bé kể rằng ngay từ lúc sinh ra, cuộc sống của chúng đã phụ thuộc hoàn toàn vào ánh sáng mặt trời. Và người dân ngôi làng Balochista, Pakistan cũng từ đó mà gọi chúng là “những đứa con của mặt trời”.

“Ngày sống đêm chết” – căn bệnh cực hiếm gặp và chưa thể lý giải - 2

Khi mặt trời lặn, 2 cậu bé gần như rơi vào trạng thái thực vật, bị tê liệt hoàn toàn.

Mặc dù vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác nhưng bố mẹ của Abdul Rasheed và Shoaib Ahmed vẫn một mực tin rằng, con mình là “hậu duệ của mặt trời”, rằng chúng chỉ có thể sống sót khi tiếp nhận năng lượng từ mặt trời.

Y học “bó tay”

Dù đã có nhiều nghiên cứu, phân tích nhưng các bác sĩ vẫn hết sức bối rối trước chứng bệnh này.

"Chúng tôi coi trường hợp này là một thách thức", Javed Akram, giảng viên y khoa tại Viện Y học Pakistan nói. “Các bác sĩ của chúng tôi đang làm những xét nghiệm để xác định lý do tại sao những đứa trẻ này vẫn hoạt động vào ban ngày, nhưng không thể mở mắt, không thể nói chuyện hay ăn uống khi mặt trời lặn”.

Các bác sĩ ban đầu cho rằng hiện tượng này chỉ liên quan đến ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, giả thuyết này đã bị loại trừ vì thí nghiệm đã chỉ ra rằng các cậu bé này có thể di chuyển trong một căn phòng tối đã bị che hết ánh sáng ban ngày. Kể cả khi trời mưa, bão, nhiều mây, hai cậu bé vẫn hoạt động bình thường.

Ngoài ra, bác sĩ cũng đã loại từ khả năng 2 cậu bé bị liệt tạm thời và bóng đè - do tổn thương thần kinh hoặc cử động cơ bị ngăn cản trong giấc ngủ REM.

Trong khi mọi việc rơi vào bế tắc thì đi sâu vào nghiên cứu, nhóm chuyên gia mới biết bố mẹ của Abdul Rasheed và Shoaib Ahmed thực chất là họ hàng đời thứ nhất với nhau. Trong tổng số 6 đứa con của họ, đã có 2 đứa qua đời từ khi còn nhỏ. Ngoài 2 cậu bé hóa tượng sống khi về đêm, 2 đứa con còn lại của họ không có triệu chứng sức khỏe bất thường.

Thế nhưng tất cả cũng chỉ dừng lại ở mức giả thuyết, các bác sỹ chưa tìm thấy bất cứ tác nhân cụ thể nào kiểm chứng những phán đoán được đưa ra.

Để có được câu trả lời, họ đã lấy mẫu máu gửi cho các chuyên gia nước ngoài đồng thời thu thập mẫu đất và không khí nơi ở của hai cậu bé. Họ hy vọng rằng với thời gian, họ sẽ  tìm ra nguyên nhân của căn bệnh và ngăn không cho nó tiến triển bằng việc điều trị.

Bí ẩn đáng sợ về những chứng bệnh tâm thần kỳ quái nhất của loài người

Lịch sử ghi nhận không ít loại rối loạn tâm thần kỳ quái khiến người bệnh hành xử một cách lạ lùng và cho đến nay,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huyền Anh (Theo Dailymail, Guardian) ([Tên nguồn])
Những căn bệnh bí ẩn trong lịch sử y học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN