Mỗi người có thể mắc 4 lần sốt xuất huyết, lần 2 thường nặng hơn lần đầu

Với 4 chủng virus gây sốt xuất huyết thì mỗi người có thể mắc đến 4 lần sốt xuất huyết trong đời.

Theo thống kê, tuần qua cả nước ghi nhận 5.903 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không có trường hợp nào tử vong (So với tuần trước số mắc giảm 18,2%), trong đó, số nhập viện là 4.568 (so với tuần trước số nhập viện giảm 18,2%).

Tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 149.557 trường hợp mắc, 36 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2022 số mắc giảm 53,2%, số tử vong giảm 109 trường hợp.

Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại bệnh viện. (Ảnh: SKĐS)

Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại bệnh viện. (Ảnh: SKĐS)

BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, ở nước ta vẫn ghi nhận sự lưu hành đan xen giữa 4 chủng virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết được ký hiệu là D1, D2, D3 và D4. Trong đó, chủng D1, D2 phổ biến hơn chủng D3, D4.

Với 4 chủng virus gây sốt xuất huyết thì mỗi người có thể mắc đến 4 lần sốt xuất huyết trong đời. Đặc biệt, nếu mắc bệnh lần thứ 2 trở đi với các chủng virus còn lại, bệnh có thể nặng hơn, trong đó chủng virus D2 thường nặng hơn so với các chủng khác.

TS Nguyễn Trung Cấp cũng chia sẻ, bệnh sốt xuất huyết sẽ tồn tại nếu có đủ điều kiện môi trường cho muỗi Aedes aegypty phát triển, đó là nước đọng (tăng vào mùa mưa) và nền nhiệt đủ ấm (lý tưởng ở 22-24 độ C).

"Thời tiết thay đổi, phù hợp điều kiện cho muỗi Aedes phát triển thì sẽ tồn tại bệnh sốt xuất huyết", TS Cấp nhấn mạnh.

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, năm nay dịch sốt xuất huyết xuất hiện khá sớm. Ngay từ đầu hè tháng 5, Trung tâm Bệnh nhiệt đới đã tiếp nhận nhiều ca bệnh, số lượng ngày càng tăng. Trong đó, có những bệnh nhân nặng được chuyển đến từ các cơ sở y tế khác, cần được xử lý chuyên sâu, hồi sức, do có dấu hiệu cảnh báo, như chảy máu, sốc, suy đa tạng...

Tuy nhiên, đặc điểm và độc lực của virus gây bệnh sốt xuất huyết hiện nay không có gì bất thường hay khác so với các năm trước.

Vì vậy, theo PGS Đỗ Duy Cường, nguyên nhân số ca bệnh gia tăng là do công tác phòng, chống dịch chưa quyết liệt; do thời tiết thay đổi thất thường, trời nóng, ẩm, mưa nhiều sẽ tạo môi trường thuận lợi để muỗi gây bệnh phát triển.

Theo điều tra dịch tễ học, bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra vào tháng 8, 9, 10, tức là mùa Thu, nhưng những năm gần đây, bệnh xuất hiện từ đầu mùa Hè và kèo dài đến nay.

Nguồn: [Link nguồn]

Sốt xuất huyết diễn biến khó lường, tiểu cầu càng thấp thì càng nguy hiểm

BS. Quảng cũng cho biết thêm, số lượng tiểu cầu càng thấp thì nguy cơ xuất huyết càng cao.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Dịch sốt xuất huyết Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN