Mía không chỉ giải khát, thanh nhiệt mà còn chữa được bệnh

Sự kiện: Món ăn bài thuốc

Mía vừa dùng làm thực phẩm, vừa sử dụng làm thuốc chữa bệnh, được xem là thứ 'thực dược lưỡng dụng'...

1. Công dụng chữa bệnh của mía

Trong Đông y, vị thuốc từ cây mía có tên là "cam giá", còn có tên khác là "can giá", "đường ngạnh".

Tác dụng làm thuốc của cây mía được ghi chép sớm nhất trong sách "Danh y biệt lục" của danh y Đào Hoằng Cảnh (456-536), cách nay đã gần 2000 năm: Có tác dụng tư âm, sinh tân - bổ dưỡng và sản sinh tân dịch.

Theo Đông y: Cây mía vị ngọt, tính mát, không độc; lợi vào 2 kinh Thủ thái âm Phế và Túc dương minh Vị; có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo sinh tân, giáng khí; dùng chữa các chứng nhiệt làm tổn thương tân dịch như: Tâm phiền miệng khát, nôn mửa, phản vị (ăn vào nôn ngược trở lại), phế táo (phổi háo), khái thấu (ho), đại tiện táo, tiểu tiện bất lợi, tiêu hóa kém...

Tuy nhiên, sử dụng mía cũng như tất cả các loại thức ăn và vị thuốc khác, cũng có những nghi kỵ nhất định với người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường), người tỳ vị hư hàn. Không sử dụng mía bị giập nát, mía bị hư hỏng do ký sinh trùng xâm nhập...

Nước mía bổ dưỡng, giải nhiệt, trừ nôn

Nước mía bổ dưỡng, giải nhiệt, trừ nôn

2. Cách dùng mía trong phòng chữa bệnh

- Bổ dưỡng, giải nhiệt, tiêu đờm, hết khát: Dùng mía dóc vỏ ăn hoặc ép lấy nước cốt hòa với nước cơm uống.

- Chữa cảm nắng, họng khô, miệng khát, tiểu tiện nhiều lần: Nước mía ép 150ml, nước dưa hấu ép 100ml, trộn đều uống.

- Nhuận phế, chữa ho do nội nhiệt (nóng trong): Mía ép lấy khoảng 200ml nước cốt, gạo tẻ 100g, thêm nước vào vừa đủ nấu thành cháo; ăn liền trong nhiều ngày.

- Chữa chảy máu cam: Mía tươi 500g, ngó sen tươi 500g, sinh địa tươi 100g; tất cả đem ép lấy nước cốt, trộn đều; chia 3 phần uống trong ngày.

Củ mã thầy, thức ăn giải nhiệt

Củ mã thầy, thức ăn giải nhiệt

- Chữa ho khi lên sởi: Mía vỏ đỏ (bỏ vỏ và đốt), củ mã thầy (gọt bỏ vỏ) - mỗi thứ 40g; sắc nước uống thay nước trong ngày.

- Khô miệng, nôn khan liên tục: Nước mía ép 150ml, hâm nóng, chia uống ngày 3 lần.

- Chữa chứng vị nhiệt (nóng dạ dày), miệng đắng, kém ăn, đại tiện táo: Nước mía ép khoảng 50ml, mật ong 30g; 2 thứ trộn đều, ngày uống 2 lần, sáng sớm và buổi tối lúc đói bụng.

- Chữa tiểu buốt, tiểu ra máu: Mía tươi 500g, ép lấy nước cốt; ngó sen 500g, thái nhỏ, ngâm trong nước cốt mía 8-12 giờ, chắt lấy nước; chia 3 phần uống trong ngày.

- Chữa chứng phản vị (buồn nôn và nôn), đại tiện táo: Mía rửa sạch, ép lấy 200ml nước cốt, gạo tẻ 50g, thêm lượng nước thích hợp vào nấu thành cháo, chia ăn trong ngày.

- Phụ nữ có thai buồn nôn: Nước mía ép 200ml, nước cốt gừng 5ml (1 thìa café), hòa đều, chia thành 3 phần, uống trong ngày. 

Nguồn: [Link nguồn]

4 tác dụng bảo vệ tim mạch của hoa dâm bụt mà bạn nên biết

Hoa dâm bụt có nhiều chất chống oxy hóa và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn ([Tên nguồn])
Món ăn bài thuốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN