Loại củ quen thuộc trong bếp người Việt là “tình dược chuyện ấy” của quý ông

Không chỉ là gia vị phổ biến trong mâm cơm của người Việt, trong y học cổ truyền, đây còn là vị thuốc quý, có tác dụng chữa bệnh.

Trao đổi với PV, lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội cho biết, củ gừng có thành phần tinh dầu, tinh bột, chất cay. Các chất trong gừng có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau và giảm ho, chống viêm, chống co thắt, chống nôn, chống loét và tốt cho đường tiêu hóa…

Loại củ quen thuộc trong bếp người Việt là “tình dược chuyện ấy” của quý ông - 1

Đặc biệt, gừng được coi là loại “tình dược”, làm tăng bản lĩnh đàn ông.

Lương y Vũ Quốc Trung lý giải, theo Đông y, gừng tươi tác dụng vào các kinh phế, tỳ, vị, thận và đại tràng, có tác dụng làm ấm, chống lạnh, hồi dương. Có thể chính vì những công dụng của nó, khoảng 70% đơn thuốc đông y có vị gừng.

Một số bài thuốc được lương y Vũ Quốc Trung gợi ý trong đó có thành phần từ gừng như sau:

Tăng bãn lĩnh đàn ông: Hãm gừng với nước nóng, sau đó thêm ít chanh và mật ong để có cốc trà thơm nồng.

Chống nôn đặc biệt tốt cho người bị say tàu xe: Trước khi lên tàu, nếu ăn một lát  gừng tươi bằng ngón tay cái, sẽ hạn chế được tình trạng nôn mửa.

Chống tiêu chảy: Gừng nướng 60g, giã nát, rang, bọc bằng vải đắp lên rốn (phủ trên huyệt đan điền), đặt trong 1 - 2 giờ. Chữa tiêu chảy vì tỳ hàn, phân loãng, sôi bụng đau thắt.

Loại củ quen thuộc trong bếp người Việt là “tình dược chuyện ấy” của quý ông - 2

Củ gừng tươi

Chữa viêm nhiễm đường hô hấp: Người bị ho hen, viêm họng... ăn một bát cháo nóng nấu với gừng hoặc ly trà gừng nóng.

Chữa trúng gió: Người bị trúng gió dùng gừng cũng được dùng để đánh gió. Do có tính ấm, kích thích các đầu dây thần kinh giao cảm, việc đánh gió bằng gừng giúp người bệnh gia tăng sức đề kháng, mau hết bệnh.

Bong gân, sưng đau do ngã: Lấy gừng tươi giã nát với ít muối bó vào chỗ đau, để qua đêm sẽ giảm.

Xoa bóp vết bầm tím: Dùng gừng tươi giã nát ngâm với rượu để xoa bóp có thể làm giảm cơn đau nhức các loại.

Chữa đầy bụng, rối loạn tiêu hóa: Dùng nước gừng tử tô: tử tô tươi (cả cành lá) 30 - 60g, gừng tươi 20g. Các vị sắc lấy nước, thêm đường, uống.

Chữa cảm cúm: Dùng gừng tươi 20g, kinh giới 20 - 30g, tử tô diệp 20 - 30g, trà 30g. Các vị sắc lấy nước, thêm đường đỏ khuấy đều, uống. Dùng rất tốt cho người bị ngoại cảm phong hàn (cảm cúm).

Ít ai biết loại rau phổ biến khắp Việt Nam có tác dụng chữa bệnh như tiên dược

Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội cho biết, loại rau rất phổ biến trong bữa cơm hằng ngày được xem là một vị...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sức khỏe tình dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN