Gần 15 triệu người Việt mắc rối loạn tâm thần, cần biết 10 điều để phòng bệnh

Sự kiện: Bệnh stress

Tại Việt Nam, một nghiên cứu cách đây vài năm cho thấy gần 15% người dân mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp, tương đương gần 15 triệu người.

Tại sự kiện hưởng ứng Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, rối loạn tâm thần là vấn đề rất phổ biến trong các bệnh không lây nhiễm. Bệnh lý này có chiều hướng gia tăng và là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính cứ 8 người thì có 1 người đang sống chung với rối loạn tâm thần. Ở các nước có thu nhập thấp, hơn 75% rối loạn tâm thần không được điều trị.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Đại dịch COVID-19 đã gây ra cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần toàn cầu, làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng ngắn và dài hạn, phá hủy sức khỏe tâm thần của hàng triệu người.

Trong khi các dịch vụ phòng ngừa và điều trị hiệu quả sẵn có, nhưng nhiều người bị rối loạn tâm thần không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc hiệu quả, làm gia tăng khoảng trống điều trị cho các vấn đề này. Theo đó, chỉ khoảng 29% số người bị rối loạn tâm thần và chỉ 30% người bị trầm cảm được chăm sóc sức khoẻ tâm thần chính thức.

Tại Việt Nam, một nghiên cứu cách đây vài năm cho thấy gần 15% người dân mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp, tương đương gần 15 triệu người.

Ở trẻ em, các vấn đề sức khoẻ tâm thần vào khoảng 12%, tương đương hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ sức khoẻ tâm thần.

"Ai cũng có thể mắc rối loạn tâm thần, ít nhất là ở một giai đoạn, thời điểm nào đó của cuộc đời"” Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, chăm sóc sức khỏe tâm thần là vấn đề của toàn xã hội, không của riêng ai và không của riêng cấp bậc hành chính nào. Chính vì vậy phòng ngừa và nâng cao sức khỏe tâm thần là trách nhiệm của chính mỗi người dân, gia đình, cộng đồng, chính quyền và các ban, ngành đoàn thể…

Về phía người dân cần tăng cường nhận thức về sức khỏe tâm thần để tự chăm sóc cho mình, cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp.

10 hành động của mỗi người dân để dự phòng và nâng cao sức khỏe tâm thần, cụ thể:

- Nhận ra và chia sẻ về cảm xúc của bản thân;

- Tăng cường hoạt động thể chất;

- Ăn uống lành mạnh;

- Nghỉ ngơi đầy đủ;

- Sử dụng đồ uống hợp lý;

- Giữ liên lạc với người xung quanh;

- Làm những công việc mà mình có khả năng;

- Chấp nhận bản thân dù bạn là ai;

- Đề nghị sự trợ giúp khi cần;

- Quan tâm đến những người khác.

Nguồn: [Link nguồn]

Cha mẹ cần biết 12 dấu hiệu nhận biết rối loạn tâm thần của trẻ học đường

Khi phát hiện trẻ trong độ tuổi học đường có những dấu hiệu sau thì cha mẹ cần đưa con đi khám ngay kẻo hối hận.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo DIỆU THU ([Tên nguồn])
Bệnh stress Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN