Dậy thì sớm, khi nào cần điều trị?

Sự kiện: Sống khỏe

Ăn uống quá nhiều calo, quá nhiều chất bổ, đồ ăn nhanh tràn ngập, lười vận động... cộng với sự tiếp xúc thường xuyên với văn hóa phim ảnh, đặc biệt là các phim tình cảm cũng thúc đẩy quá trình dậy thì của trẻ sớm hơn bình thường.

Để hạn chế tình trạng này, ngoài việc quan tâm đến chất lượng bữa ăn, nhiều bậc cha mẹ rỉ tai nhau về loại thuốc ức chế dậy thì sớm...

Lo lắng vì dậy thì sớm

Trường hợp bé N.B.C (Hai Bà Trưng - Hà Nội) là một điển hình. Bé BC năm nay 8 tuổi nhưng đã khá phổng phao hơn so với các bạn bằng tuổi. Chị Đ.M.L (mẹ cháu) đã đưa cháu đi khám vì “trẻ bây giờ dậy thì sớm rất nhiều, mà nguy cơ từ dậy thì sớm lại rất khó đoán trước được. Vì thế tôi cho con đi kiểm tra…”.

Chị M.T.H (Hoàng Mai - Hà Nội) chia sẻ, con gái mình đầu lớp 5 đã có kinh nguyệt và cao nhanh hơn các bạn. Nghe nói con có khả năng bị dậy thì sớm nên mình cho đi khám. Tại đây, bác sĩ cho chụp Xquang, đo xương cổ tay và chẩn đoán xương con mình già hơn các bạn cùng tuổi gần 2 tuổi. Tôi được biết, khi trẻ đã có kinh nguyệt thì các khớp xương dần đóng lại và sẽ chậm phát triển chiều cao. Vì vậy, tôi đề nghị được tiêm thuốc ức chế dậy thì cho con. Tuy nhiên, bác sĩ tư vấn không nên tiêm vì có thể không có tác dụng do tôi đã đưa con đến khám khá muộn.

“Đây chỉ là hai trong số những trẻ đến khám và điều trị tại bệnh viện. Có trẻ đến thì việc điều trị đã chậm so với yêu cầu nên rất khó đạt như mong muốn”, PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết. Tuy nhiên, cũng có trường hợp lo lắng thái quá về tình trạng dậy thì sớm của con mình, dù được bác sĩ nói bé bình thường nhưng không chịu. Họ vẫn cho trẻ đi khám bên ngoài và tự mua thuốc chích cho con.

Dậy thì sớm, khi nào cần điều trị? - 1

Ảnh minh họa

Thế nào là dậy thì sớm?

Dậy thì sớm đang trở thành nỗi lo sợ với nhiều cha mẹ bởi những trẻ bị bệnh này thường bị thấp lùn khi trưởng thành cùng với nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác. Khi trẻ lớn trước so với bạn bè, tâm lý của trẻ sẽ bất an, sợ hãi nên giảm tập trung học tập. Nhiều trẻ phát triển sớm nhưng kiến thức lại chưa đầy đủ nên việc đối mặt với nguy cơ bị lạm dụng tình dục là khó tránh khỏi. Dậy thì sớm còn là căn nguyên gây vô sinh và dễ bị tấn công bởi những căn bệnh ung thư: ung thư vú, ung thư dạ con, ung thư buồng trứng…

Theo các chuyên gia y tế, thời điểm dậy thì không phải tính từ khi xuất hiện kinh nguyệt hoặc có thể xuất tinh, mà tính từ khi cơ thể mọc lông mu, ngực, âm vật, dương vật phát triển. Vì thế, nhiều trẻ có kinh nguyệt hoặc xuất tinh ở độ tuổi 12-13 nhưng đã có dấu hiệu mọc lông mu, phát triển ngực ở những năm trước đấy.

PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng cho hay: “Đối với trẻ gái, các dấu hiệu dậy thì thường bắt đầu từ 8 tuổi, còn nam là 10 tuổi (ở Việt Nam còn ở các nước trên thế giới nam thường là 9 tuổi). Như vậy, nếu xuất hiện các dấu hiệu dậy thì trước độ tuổi đó sẽ được coi là dậy thì sớm. Theo đó, dấu hiệu dậy thì ở nữ thường xuất hiện các biểu hiện như vùng tuyến vú phát triển, bắt đầu có lông mu, thay đổi tâm lý… còn nam thường là vỡ tiếng, tinh hoàn, dương vật phát triển, xuất hiện ria mép, trứng cá, lông mu…”.

Bệnh dậy thì sớm được phân thành hai loại là dậy thì sớm thật và dậy thì sớm giả. Dậy thì sớm có nhiều trường hợp do sự kích hoạt của não, nguyên nhân do u não, tổn thương não, teo não, động kinh, u nang buồng trứng, u tuyến thượng thận... rất dễ dẫn đến tử vong, cần lập tức tiến hành phẫu thuật.

Dậy thì sớm giả (vô căn) là do hormon sinh dục, ở bé gái là u nang buồng trứng, bé trai là do tăng sản thượng thận bẩm sinh, cần điều trị bằng thuốc.

Dậy thì sớm thật thường ít khi do bệnh. Tùy theo từng trường hợp, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định dùng thuốc hay không.

Khi nào cần điều trị?

Theo các chuyên gia nội tiết cho hay, thuốc ức chế dậy thì là một loại nội tiết tố. Cơ chế của các loại thuốc này là hạn chế kinh nguyệt sớm, ức chế tuyến yên tiết ra hormon sinh dục rõ rệt nên làm cho sự phát triển sinh dục giảm, giảm các hormon gây dậy thì sớm, kết quả là làm giảm các biểu hiện kinh nguyệt, giảm tốc độ tiến triển dậy thì sớm. Tuy nhiên, việc dùng thuốc này chỉ làm giảm bớt các biểu hiện, làm chậm lại dậy thì sớm chứ không chữa được. Phụ huynh không nên tự ý sử dụng cho con mình bởi đi kèm với những lợi ích trên, các loại thuốc này còn có những ảnh hưởng không tốt khác như: sự thay đổi nội tiết, trẻ phải chịu những cơn đau, sẽ lão hóa sớm về sau... Không những thế, thuốc ức chế hormon sinh dục nếu tiêm cho trẻ bình thường là đi ngược lại nhịp sinh học đang phát triển của các em, gây rất nhiều điều bất lợi. Sau khi dùng thuốc, có thể các bộ phận như buồng trứng, tinh hoàn của trẻ sẽ teo nhỏ, ngừng phát triển hoặc gây vô kinh, vô sinh…

Vì vậy, các bậc phụ huynh nên cẩn trọng trước khi quyết định có dùng thuốc điều trị cho con em mình hay không. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc ức chế dậy thì và tự điều trị cho trẻ. Điều này nhất thiết phải được sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa. Tùy từng trường hợp cụ thể mà có cách điều trị riêng. Chớ nghe lời truyền tai nhau tiêm hormon kìm hãm dậy thì sớm cho con mà “lợi bất cập hại”.

Có nên tiêm hormone ức chế con dậy thì sớm?

Không ít trẻ mới 2 - 3 tuổi đã có dấu hiệu dậy thì sớm như: Kinh nguyệt, tuyến vú phát triển, xuất hiện lông mu… Tỷ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Hạnh (Sức Khỏe & Đời Sống)
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN