Đau mắt đỏ không nhỏ kháng sinh, cha mẹ cần làm gì để trẻ nhanh hồi phục?

Gần đây, đau mắt đỏ đang “hoành hành” trên khắp cả nước và có xu hướng tăng cao, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đau mắt đỏ là bệnh lành tính, nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm giác mạc, thậm chí gây viêm loét giác mạc.

Đau mắt đỏ diễn biến bất thường, nhiều bệnh nhi gặp biến chứng

Ghi nhận tại TP.HCM, mỗi ngày có gần 4.000 người đau mắt đỏ, trong đó trẻ em chiếm tỷ lệ lớn, với khoảng trên 2.000 trường hợp mỗi ngày. Bệnh viện Nhi đồng 1 ghi nhận số trẻ đến khám đau mắt đỏ tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ 2022. Tương tự tại Hà Nội, Bệnh viện Mắt Trung ương những tuần gần đây ghi nhận trung bình khoảng 700 trường hợp đau mắt đỏ đến khám mỗi tuần, trong đó, nhiều trẻ em đau mắt đỏ được bố, mẹ đưa đến khám.

Số trẻ bị đau mắt đỏ có xu hướng tăng cao, nhiều ca chuyển nặng

Số trẻ bị đau mắt đỏ có xu hướng tăng cao, nhiều ca chuyển nặng

Theo các chuyên gia, dịch đau mắt đỏ năm nay nặng và kéo dài hơn, hiện đã mùa thu nhưng dịch vẫn đang kéo dài. Đáng lưu ý, năm nay, số học sinh đến khám đau mắt đỏ hiện vẫn tăng cao. Trong khi đó, các năm trước, khi vào năm học hầu như không ghi nhận các ca đau mắt đỏ ở học sinh phải đến khám.

Đau mắt đỏ năm nay chủ yếu là do Enterovirus (86%) và Adenovirus (14%). Bệnh do Enterovirus có độ lây lan mạnh hơn, nhưng thường là cấp tính, một số rất ít trường hợp có thể phù giác mạc. Còn bệnh do Adenovirus có thể gây viêm giác mạc mạn tính, dẫn đến mù lòa. Trong đó có nhiều ca bệnh nhi đến viện khi đã trải qua 8-10 ngày, thậm chí, hơn 20 ngày điều trị không thuyên giảm.

Thậm chí, có những trường hợp trẻ bệnh kéo dài, chuyển nặng do chính sai lầm trong cách chăm sóc của cha mẹ như: tự ý dùng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid, chứa kháng sinh, dùng lại đơn thuốc cũ hoặc xin đơn thuốc của trẻ khác; ngừng thuốc khi chưa hết thời gian điều trị, sử dụng khăn xô lau đi lau lại mắt cho con hoặc dùng giấy ăn chấm mắt…

Nhiều trẻ bị đau mắt đỏ kéo dài, chuyển nặng do sai lầm trong cách chăm sóc của cha mẹ

Nhiều trẻ bị đau mắt đỏ kéo dài, chuyển nặng do sai lầm trong cách chăm sóc của cha mẹ

Trong đó, việc sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh điều trị đau mắt đỏ là tình trạng thường gặp nhất. Tuy nhiên, những thuốc này cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ không được tự ý sử dụng. Bởi nếu sử dụng không đúng, có thể làm tổn thương nặng hơn, kéo dài thời gian và lây lan của bệnh, tăng nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng viêm giác mạc, loét giác mạc… thậm chí giảm thị lực, mù lòa.

Vậy, không nhỏ kháng sinh thì cha mẹ điều trị đau mắt đỏ cho trẻ như thế nào?

Cha mẹ nên lấy một miếng gạc hoặc khăn sạch đã được khử khuẩn thấm ướt với nước, lau sạch mắt, lấy hết ghèn mắt cho trẻ. Đồng thời, có thể kết hợp rửa mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý (natri clorua 0,9%) hoặc nước cất.

Lưu ý, cha mẹ nên lau bên mắt bị nhẹ hoặc không nhiễm bệnh trước bên còn lại. Gạc sau khi sử dụng nên bỏ vào thùng rác còn nếu cha mẹ sử dụng khăn, hãy giặt riêng và khử khuẩn chúng sau khi vệ sinh mắt cho trẻ. Bên cạnh đó, cần rửa tay trước và sau khi chăm sóc mắt cho bé.

Cha mẹ nên dùng gạc hoặc bông gòn lau mắt cho trẻ, và dùng gạc, bông mới cho mỗi lần vệ sinh mắt

Cha mẹ nên dùng gạc hoặc bông gòn lau mắt cho trẻ, và dùng gạc, bông mới cho mỗi lần vệ sinh mắt

Đồng thời, cần tăng cường vệ sinh, sát khuẩn môi trường sống, đồ vật xung quanh và đồ chơi của trẻ. Hạn chế việc trẻ đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Cần cách ly trẻ và cho trẻ sử dụng đồ vệ sinh cá nhân riêng và thường xuyên giặt gối, phơi khô ngoài nắng, thay gối hoặc khăn trải nệm cho trẻ. Trường hợp bắt buộc đi đến những nơi công cộng, hay cha mẹ chăm cho trẻ cần có biện pháp phòng ngừa phù hợp (đeo khẩu trang, kính chắn bọt, rửa tay với xà phòng khử khuẩn…).

Thêm vào đó, cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho con để giúp trẻ nâng cao đề kháng, nhanh hồi phục hơn. Ngoài chế độ ăn uống đa dạng, cha mẹ có thể sử dụng thêm các sản phẩm tăng đề kháng để nâng cao thể trạng của trẻ nhanh chóng, giúp con hồi phục nhanh hơn. Từ đó, giúp con chống lại các tác nhân gây bệnh, giảm mức độ bệnh, hạn chế biến chứng nặng và nhanh hồi phục hơn.

Trong đó, nhóm sản phẩm có chứa hoạt chất Beta-glucan được giới chuyên gia đánh giá cao hơn cả. Đặc biệt, hàm lượng Beta-glucan càng cao thì hiệu quả kích thích hệ miễn dịch càng tốt. Vì vậy, cha mẹ nên lựa chọn sản phẩm có hàm lượng cao hoạt chất đặc hiệu này.

Đau mắt đỏ không nhỏ kháng sinh, cha mẹ cần làm gì để trẻ nhanh hồi phục? - 4

Hiện nay, trên thị trường, Gadopax Forte là sản phẩm hỗ trợ tăng đề kháng có chứa hàm lượng Beta-glucan cao vượt trội (2000mg/100ml). Không chỉ vậy, sản phẩm còn kết hợp Beta-glucan với vitamin C, D và kẽm. Từ đó, tạo tác dụng miễn đồng tối ưu trên hệ miễn dịch của toàn bộ cơ thể, giúp kích thích miễn dịch toàn diện. Nhờ bảng thành phần đa dạng, đầy đủ các hoạt chất cần thiết cho hệ miễn dịch mà Gadopax Forte được rất nhiều mẹ ưa chuộng và tin dùng.

Để phòng ngừa bội nhiễm cho trẻ, cha mẹ cần chủ động phòng ngừa cho trẻ bằng cách vệ sinh mũi họng hàng ngày, rửa tay thường xuyên, hạn chế trẻ cho tay lên mắt, mũi, miệng, tránh cho trẻ dùng chung đồ với người khác để ngừa lây nhiễm bệnh.

Đau mắt đỏ không nhỏ kháng sinh, cha mẹ cần làm gì để trẻ nhanh hồi phục? - 5

Gadopax Forte giúp hỗ trợ tăng đề kháng vượt trội nhờ chứa hàm lượng Beta (1.3/1.6) – D-Glucan cao kết hợp với kẽm, Vitamin C và Vitamin D là những vi chất hàng đầu giúp kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả, hỗ trợ tăng đề kháng vượt trội.

Gadopax Forte hỗ trợ tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn và virus, đặc biệt với đối tượng trẻ em và người lớn sức đề kháng kém.

Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu, được cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế.

Để biết thêm thông tin truy cập: https://gadopax.vn/

Hotline: 1800 2828 32

Sản phẩm được phân phối bởi Công ty CP Prohealth Việt Nam.

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Nguồn: [Link nguồn]

“Combo” tựu trường, giao mùa khiến trẻ dễ mắc đủ thức bệnh, cha mẹ chớ chủ quan!

Trẻ quay lại trường học sau thời gian nghỉ hè đồng nghĩa với việc quay trở lại môi trường đông đúc, tiếp xúc với nhiều người, nguy cơ nhiễm bệnh cao. Đây...

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN