Phụ nữ đau, khó chịu khi làm "chuyện ấy": Dấu hiệu sớm nhất cảnh báo ung thư

Đau, khó chịu khi quan hệ tình dục, tiết dịch âm đạo có mùi hôi… là những dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở phụ nữ Việt Nam. Mỗi năm nước ta có khoảng 6.000 phụ nữ phát hiện bệnh và hơn một nửa số đó tử vong.

Theo BS Nguyễn Thế Bách, Phó trưởng khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai, ra máu âm đạo bất thường là biểu hiện phổ biến của ung thư cổ tử cung. Bạn có thể chảy máu vào giữa các kỳ kinh nguyệt, trong hoặc sau khi quan hệ tình dục hoặc bất kỳ lúc nào sau khi mãn kinh.

Ra máu âm đạo bất thường là biểu hiện phổ biến của ung thư cổ tử cung.

Ra máu âm đạo bất thường là biểu hiện phổ biến của ung thư cổ tử cung.

Tiết dịch âm đạo có mùi hôi

Dịch âm đạo tiết ra nhiều bất thường, có màu xanh hoặc vàng hoặc có mủ lẫn máu thì rất có thể là dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu. Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý phụ khoa khác. Vì vậy để xác định được nguyên nhân chính xác, bạn cần phải đi khám phụ khoa.

Đau, khó chịu khi quan hệ tình dục

Đau khi quan hệ tình dục có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Mặc dù vậy các chuyên gia vẫn khuyến cáo bạn nên thăm khám để có hướng điều trị phù hợp hoặc phát hiện được ung thư cổ tử cung ngay từ giai đoạn đầu.

Đau vùng xương chậu, đau lưng dưới

Các cơn đau có thể từ âm ỉ đến buốt, tập trung ở một vị trí ở vùng xương hông sau đó khuếch tán dần hoặc có thể xuất hiện cùng lúc ở bất kỳ khu vực nào ở xương hông. Nếu cơn đau chỉ mới gần đây và bạn đang không trong kỳ kinh nguyệt thì có thể đó chính là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung.

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Ung thư cổ tử cung gây mất cân bằng hormone trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển và rụng trứng, do đó, bạn có thể bị chậm kinh, kinh nguyệt có màu đen sẫm…

Thay đổi thói quen đi tiểu

Tiểu tiện, đại tiện không kiểm soát hoặc có ít máu trong nước tiểu có thể là triệu chứng cảnh báo ung thư cổ tử cung.

Sưng đau ở chân

Khi khối u phát triển lớn dần sẽ gây chèn vào các dây thần kinh và mạch máu ở vùng xương chậu gây ra đau và sưng chân.

Điều trị bệnh ung thư cổ tử cung

Theo BS Bách, ở giai đoạn tiền ung thư, sẽ chỉ cần điều trị ung thư tại chỗ như khoét chóp theo hình nón, phẫu thuật bằng vòng cắt đốt, laser, đông lạnh tế bào ung thư bằng nitơ lỏng. Khi điều trị chức năng của tử cung và buồng trứng ít bị ảnh hưởng.

Giai đoạn I: Cắt một phần hoặc toàn bộ tử cung, xạ trị. Phương pháp này có thể để lại mô sẹo sau phẫu thuật, gây hẹp cổ tử cung, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Giai đoạn II-III: Xạ trị phối hợp hóa trị, cắt bỏ tử cung và buồng trứng (nếu được chỉ định) do đó không bảo tồn chức năng sinh sản của phụ nữ.

Giai đoạn IV: Điều trị khó khăn, tốn kém, chủ yếu điều trị bằng cách giảm triệu chứng, kéo dài thời gian sống.

Bệnh ung thư cổ tử cung gây tử vong cao ở phụ nữ. Tuy nhiên, nếu nhận biết sớm các dấu hiệu, chẩn đoán sớm bệnh ung thư cổ tử cung, bệnh có thể chữa khỏi ở giai đoạn đầu.

Theo bác sĩ, nguyên nhân ung thư cổ tử cung là do chị em nhiễm virus HPV, hút thuốc lá, suy giảm miễn dịch do thuốc, do mắc bệnh HIV/AIDS.

Nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục như herpes sinh dục, HIV, chlamydia…

Chế độ ăn ít trái cây và rau; Thừa cân có thể làm tăng nồng độ estrogen (hormone sinh dục nữ chính), dẫn đến nguy cơ cao bị ung thư tuyến.

Sinh đẻ nhiều lần, sinh con sớm: Những phụ nữ sinh từ 3 con trở lên hoặc sinh con trước 17 tuổi có khả năng bị ung thư cổ tử cung gấp đôi người bình thường; Tiền sử gia đình có người bị ung thư cổ tử cung.

Nguồn: [Link nguồn]

Hàng nghìn phụ nữ Việt mất mạng vì ung thư cổ tử cung, phát hiện bệnh bằng phương pháp nào?

Theo Tổ chức Ghi nhận ung thư toàn cầu Globocan 2018, Việt Nam có khoảng gần 4.200 ca mắc mới và có hơn 2.400 ca tử vong vì...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Ung thư cổ tử cung Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN