Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tiểu đường, nếu có 1 trong 6 dấu hiệu sau cần khám sớm
Tiểu đường là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Nếu không phát hiện và kịp thời điều trị dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh tiểu đường không chỉ là căn bệnh mãn tính dành cho người già mà nhiều năm gần đây tỉ lệ người trẻ mắc tiểu đường ngày càng nhiều. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ ở bệnh nhân đái tháo đường còn cao gấp 2-4 lần so với người thường. Hơn nữa, tuổi thọ của họ cũng giảm 5-10 năm.
Khi bạn không bị tiểu đường, thực phẩm bạn ăn vào sẽ phân hủy thành đường trong dạ dày. Đường ngấm vào trong máu. Một số đường được gan hấp thụ và chuyển hóa thành glycogen, đóng vai trò là một nguồn năng lượng dự trữ khi lượng đường thấp.
Khi lượng đường trong máu cao, tuyến tụy sẽ sản xuất insulin. Insulin có nhiệm vụ đưa đường trong máu vào tế bào cơ, tế bào mỡ – nơi glucose được đốt cháy giải phóng năng lượng. Khi bạn không bị tiểu đường, nồng độ insulin tối ưu, quá trình chuyển hóa đường và giải phóng năng lượng diễn ra bình thường.
Ảnh minh họa
Khi bạn bị tiểu đường, lượng đường trong máu tăng cao sau khi ăn. Cơ thể không sản xuất insulin hoặc sản suất không đủ lượng insulin, lượng đường trong máu vẫn cao. Chỉ số đường huyết trên 140 mg/dl sau bữa ăn, bạn là người tiền tiểu đường, chỉ số đường huyết trên 200 mg/dl, bạn mắc bệnh tiểu đường.
Khi bạn nhịn ăn, gan cũng tiết ra một số đường. Nếu chỉ số đường huyết sau 8 giờ nhịn ăn trên 108 mg/dl, bạn là người tiền tiểu đường, chỉ số này trên 126 mg/dl bạn bị tiểu đường.
Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tiểu đường cần khám sớm
Mệt mỏi
Cảm thấy hơi kiệt sức hoặc mệt mỏi thể là dấu hiệu của mức đường huyết tăng nhanh, và có liên quan đến "hội chứng mệt mỏi do bệnh tiểu đường". Có thể do mức đường huyết dao động hoặc thất thường không cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể, dẫn đến cảm giác mệt mỏi thường xuyên, ăn uống kém, ngủ không ngon và mất cân bằng nội tiết.
Giảm cân bất thường
Khi lượng đường trong máu mất cân bằng nghiêm trọng, lượng glucose bổ sung có thể đến thận và thải ra ngoài thành nước tiểu, điều này có thể gây giảm cân dễ dàng.
Cũng có những nghiên cứu đã chứng minh rằng sụt cân là triệu chứng cảnh báo người bệnh tiểu đường có nguy cơ cao gặp các biến chứng như bệnh võng mạc tiểu đường hoặc bệnh thận hơn.
Ảnh minh họa
Thay đổi màu sắc của da
Sự thay đổi màu sắc và kết cấu của da, với những mảng da khô và ngứa là dấu hiệu cảnh báo phổ biến của bệnh tiểu đường mà mọi người thường bỏ qua. Tình trạng này được gọi là bệnh gai đen với các nếp nhăn sẫm màu quanh cổ, nách hoặc vùng bẹn - suy giáp cũng gây ra tình trạng này. Lượng insulin dư thừa trong cơ thể có thể khiến da dày hơn bình thường và biểu hiện như vậy.
Gặp vấn đề về thị lực
Bệnh tiểu đường thường dẫn đến các tác dụng phụ lâu dài như vấn đề về thị lực, kể cả mất thị lực. Một trong những dấu hiệu cấp bách nhất có thể là nhìn mờ - xảy ra khi lượng đường trong máu cao hơn bình thường và làm hỏng một số mạch máu quan trọng nằm trong và xung quanh mắt. Lượng đường quá cao cũng có thể dẫn đến mất thị lực tạm thời, sưng mắt hoặc thay đổi thị lực.
Luôn thấy khô miệng
Khô miệng, lúc nào cũng cảm thấy khát nước có thể là dấu hiệu thường bị bỏ sót của lượng đường trong máu cao. Ngoài ra, người bị tiểu đường còn thường xuyên bị chảy máu chân răng, loét miệng hoặc giộp lưỡi… Lúc này cần đi kiểm tra đường huyết ngay.
Tiểu tiện thường xuyên hơn
Tiểu tiện thường xuyên, nhiều hơn bình thường, có thể là dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu đang bùng phát bất ngờ. Điều này xảy ra khi thận khó điều chỉnh mức độ glucose trong máu, nên thải ra ngoài dưới dạng nước tiểu. Một dấu hiệu đặc biệt cần lưu ý là đi tiểu thường xuyên hơn vào ban đêm.
Chế độ ăn tốt cho người bị tiểu đường - Một ngày, bệnh nhân tiểu đường nên ăn khoảng 400gr rau và trái cây tươi. Rau quả tươi vừa có tác dụng chống lão hóa, vừa là thức ăn bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất. Nên ăn cả trực tiếp hơn là ép nước, chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn, tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn... Tránh xa tuyệt đối các loại bánh kẹo, nước ngọt có gas, rượu... - Hạn chế khoai tây trắng và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng và mì sợi trắng, chỉ ăn như món ăn phụ nhỏ. Hạn chế đồ ngọt tập trung bao gồm các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao, chẳng hạn như kem. Ăn lành mạnh một loại protein ở hầu hết các bữa ăn, chẳng hạn như cá, đậu hoặc thịt gà không da. Chọn các loại thực phẩm với chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu ôliu, bơ, dầu thực vật. Hạn chế chất béo bão hòa từ sữa. Ăn đủ 3 bữa ăn và đặc biệt không bỏ bữa sáng. Ăn chậm và dừng lại khi thấy vừa đủ. - Chế độ ăn hợp lý kết hợp với thể dục thể thao thường xuyên chính là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. |
Capsaicin trong ớt có thể kiểm soát bệnh tiểu đường.
Nguồn: [Link nguồn]