Đã có phác đồ điều trị cúm A/H7N9

Ngày 10/4, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A/H7N9 ở người.

Theo Bộ Y tế, vi rút cúm A/H7N9 là một chủng mới, có nguồn gốc gen từ vi rút cúm gia cầm và một số loài chim, có khả năng gây nhiễm cho người dẫn đến viêm phổi nặng tiến triển nhanh, tỉ lệ tử vong cao.

Bộ Y tế cho biết, virus cúm A/H7N9 là chủng mới có nguồn gốc gen từ virus cúm gia cầm và một số loài chim, có khả năng gây nhiễm cho người dẫn đến viêm phổi nặng và tiến triển nhanh, tỉ lệ tử vong cao.

Ca bệnh nghi ngờ là các các trường hợp tiếp xúc với gia cầm, chim bị bệnh, chết (nuôi, buôn bán, giết mổ, vận chuyển, chế biến, giết thịt); tiếp xúc gần với ca nghi ngờ hoặc ca bệnh  nhiễm virus cúm A/H7N9. Bệnh nhân có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp: Ho, sốt, khó thở, tổn thương phổi tiến triển nhanh không tìm thấy do các căn nguyên khác gây viêm phổi.

Bộ Y tế cũng lưu ý người dân cần phân biệt cúm do H7N9 với các bệnh cúm khác như H5N1, H1N1, viêm phổi khác, bệnh tay chân miệng có biến chứng suy hô hấp, viêm phổi nặng do vi khuẩn. Các ca bệnh nghi ngờ đều cần được khám tại viện, cách ly và làm xét nghiệm đặc hiệu chẩn đoán. Bệnh nhân cần được sử dụng thuốc kháng virus Oseltamivir hoặc Zanamivir càng sớm càng tốt. Bệnh nhân có thể diễn biến nặng như suy hô hấp, suy đa tạng.

Các chuyên gia cảnh báo, nếu sốt trên 38,5 độ thì đến ngay cơ sở điều trị cần cho dùng thuốc hạ sốt paracetamol với liều 10-15 mg/kg ở trẻ em, với người lớn không quá 2 g/ngày. Trường hợp bệnh nhân bị bội nhiễm phế quản phổi thì nên dùng kháng sinh có hiệu lục với vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện.

Tính đến ngày 10/4, Trung Quốc ghi nhận 33 trường hợp nhiễm virút cúm A/H7N.Trong khi đó, số ca tử vong vì virút cúm này ở Trung Quốc đã tăng thêm 2 người, nâng tổng số ca tử vong lên 9.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo D.Thu ([Tên nguồn])
Dịch cúm gia cầm H7N9 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN