Cúm A đang hoành hành, có thể gây tử vong nếu trẻ không được chăm sóc đúng cách

Mắc cúm, có trẻ sốt cao, không đáp ứng với uống thuốc giảm sốt, thậm chí bị co giật, viêm mũi, đau họng, mệt lả kèm theo các biến chứng suy hô hấp.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tại BV Nhiệt đới Trung ương và một số bệnh viện khác ở Hà Nội những ngày gần đây số lượng bệnh nhân mắc cúm đang không ngừng gia tăng.

BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết BS Cấp lưu ý thêm, dù bệnh cúm lành tính, nhưng ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (< 5 tuổi) và phụ nữ có thai bệnh có thể diễn biến gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

Nếu bị cúm, chủ quan không điều trị hoặc điều trị quá muộn, đã khiến cho bệnh cúm mùa chuyển nặng, gây biến chứng nguy hiểm.

Nếu bị cúm, chủ quan không điều trị hoặc điều trị quá muộn, đã khiến cho bệnh cúm mùa chuyển nặng, gây biến chứng nguy hiểm.

Nếu bị cúm, chủ quan không điều trị hoặc điều trị quá muộn, đã khiến cho bệnh cúm mùa chuyển nặng, gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp, suy đa phủ tạng.

Vì thế, nếu thấy cúm biểu hiện các triệu chứng có dấu hiệu nặng lên, có biểu hiện viêm phổi cần phải nhập viện.

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, những ngày qua, lượng bệnh nhi nhập viện vì cúm A tăng cao, với khoảng 100 -130 trẻ đến khám mỗi ngày có các dấu hiệu nghi ngờ cúm. Hiện tại, số bệnh nhân điều trị là 150 trẻ mắc cúm A. Có bệnh nhi bị biến chứng viêm phổi, viêm phế quản…

Có trẻ sốt cao, không đáp ứng với uống thuốc giảm sốt, thậm chí bị co giật, viêm mũi, đau họng, mệt lả kèm theo các bệnh lý khác. Có gia đình, cả nhà bị cúm A.

Theo Ths.Bs Đỗ Thiện Hải – Phó trưởng khoa Truyền nhiễm (BV Nhi Trung ương), khi trẻ mắc cúm, hệ thống miễn dịch bị giảm, nếu cha mẹ không biết cách phòng tránh và chăm sóc, trẻ dễ bị bội nhiễm dẫn đến các biến chứng khác.

PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, biểu hiện của bệnh cúm đối với trẻ em hoặc người lớn, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với vi rút cúm (thời gian ủ bệnh), các biểu hiện ban đầu có thể là: sốt, có cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, chóng mặt, ăn không ngon, mệt mỏi… Sau đó là ngạt mũi, ho và chảy nước mũi.

Ở trẻ có thể có thêm triệu chứng đau tai, đau họng và sưng hạch, hoặc tiêu chảy, đau và nôn mửa. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh cúm thường giới hạn ở đường hô hấp trên.

Sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài. Tất cả các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng 1 hoặc 2 tuần.

Thông thường trẻ mắc cúm sẽ tự khỏi sau 3-5 ngày, không cần phải nhập viện điều trị. Chủ yếu là dùng thuốc hạ sốt tại nhà (chỉ dùng thuốc paracetamol). Nếu dùng các loại thuốc khác phải có chỉ định của nhân viên y tế.

PGS Dũng khuyến cáo khi trẻ được chẩn đoán mắc cúm thông thường, không nhất thiết phải nhập viện mà có thể chăm sóc tại nhà. Cha mẹ lưu ý vệ sinh đường hô hấp bằng dung dịch nước muối sinh lý, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh.

Ngoài ra, khi trẻ nằm viện nên hạn chế các tiếp xúc không cần thiết như quá nhiều người thăm nom, mang mầm bệnh khác đến cho trẻ và mang vi rút cúm ra cộng đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Bệnh cúm thường gặp nhưng có thể gây tử vong rất nhanh

Bệnh cúm được xem là bệnh thông thường, trong đời ai cũng có thể mắc phải, Tuy nhiên các chuyên gia y tế cảnh báo, không...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Dịch cúm gia cầm H7N9 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN