Cơ thể có dấu hiệu này cần khám thận ngay lập tức, hãy thường xuyên làm 4 việc này để thận của bạn luôn khỏe mạnh!

Sự kiện: Sống khỏe

Mặc dù bệnh nhân viêm thận không có các triệu chứng cụ thể, nhưng nếu thấy dấu hiệu mệt mỏi, đau thắt lưng, sưng mí mắt, mặt và khớp cổ chân, tăng bọt trong nước tiểu và màu sắc nước tiểu bất thường… cần khám ngay lập tức.

Mệt mỏi, khó thở, khó tập trung

Nếu như bạn thấy đột nhiên cơ thể của mình có sự mệt mỏi, làm gì cũng yếu ớt, rất khó tập trung khi làm việc. Nguyên nhân của việc này có thể là sự suy giảm nghiêm trọng của chức năng thận có thể dẫn đến sự tích tụ độc tố trong máu. Bên cạnh đó, có một biến chứng khác của bệnh suy thận là thiếu máu, do thận không sản xuất đủ hormone Erythropoietin khiến cho cơ thể của bạn dễ bị mệt mỏi và gây khó thở.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nước tiểu có bọt

Có nhiều bọt trong nước tiểu, đặc biệt là khi phải xả nước nhiều thì bọt mới trôi đi hết - là dấu hiệu chỉ ra sự hiện diện của protein trong nước tiểu. Bọt này có thể trông giống như bọt khi đánh trứng, vì albumin - loại protein phổ biến trong nước tiểu, cùng loại với protein có trong trứng.

Đi tiểu ra máu

Tiểu ra máu cũng có thể là do khối u, sỏi thận hoặc nhiễm trùng. Tuy nhiên, một số bệnh về thận cũng gây tiểu ra máu. Thận khỏe mạnh lọc các chất thải từ máu mà không để rò rỉ máu ra ngoài. Khi thận bị rối loạn, các tế bào máu này bắt đầu thoát ra và đi vào dòng nước tiểu.

Có bọng mắt mạn tính quanh mắt

Protein thoát vào nước tiểu là dấu hiệu sớm cho thấy các bộ lọc của thận đã bị tổn thương, cho phép protein rò rỉ vào nước tiểu. Bọng quanh mắt có thể là do thận đang rò rỉ một lượng lớn protein vào dòng nước tiểu, gây ra bọng mắt.

Sưng phù tay chân

Nếu chân và tay thường bị sưng phù, nguyên nhân có thể đến từ thận. Rối loạn chức năng thận có thể dẫn đến tích tụ natri trong cơ thể, mà lẽ ra lượng natri này phải được đào thải ra ngoài thông qua đường tiết niệu. Từ đó gây sưng phù ở tay và chân.

4 việc nên làm để giúp thận luôn khỏe mạnh

Thận hư khiến các chức năng khác trong cơ thể bị hủy hoại. Ảnh minh họa

Thận hư khiến các chức năng khác trong cơ thể bị hủy hoại. Ảnh minh họa

Uống nhiều nước, không nhịn tiểu

Đối với những người không có vấn đề về thận, uống nhiều nước hơn có thể giúp thận bài tiết chất độc tốt hơn. Đối với những bệnh nhân bị tăng axit uric máu và sỏi thận, uống nhiều nước hơn có tác dụng làm thuyên giảm bệnh và ngăn ngừa sự tái phát của bệnh.

Kiểm tra chức năng thận

Cần phải xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu hàng năm. Creatinin trong máu và protein trong nước tiểu đều có thể đánh giá thận có bị tổn thương hay không và chức năng thận có bị tổn thương hay không. Nếu bất thường, nên điều trị càng sớm càng tốt.

Ăn ít đồ nhiều chất béo và nhiều muối

Giảm ăn nhiều muối, nhiều mỡ và nhiều đường, vì những loại thức ăn này sẽ gây hại cho thận. Đồng thời, cần tăng lượng thức ăn giàu chất xơ một cách thích hợp.

Kiểm soát cân nặng

Béo phì có ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận, tăng cường tập thể dục và kiểm soát cân nặng có thể ngăn ngừa tổn thương thận. Tuy nhiên, thận cũng là một cơ quan mỏng manh, tập thể dục quá sức cũng tạo nên gánh nặng cho thận. Vì vậy, việc tập thể dục phải khoa học và hợp lý. 

Nguồn: [Link nguồn]

2 quả thận quý giá bị hỏng vì nhiều người không biết những điều này sớm hơn

Thận là bộ phận vô cùng quan trọng nhưng cũng rất dễ tổn thương. Bạn nên tìm hiểu kỹ cách bảo vệ 2 quả thận quý như vàng để tránh "ôm hận" nhưng đã muộn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN