Chủng virus tay chân miệng nguy hiểm quay trở lại, cha mẹ cần làm gì để bảo vệ con?

Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước ghi nhận gần 9000 ca bệnh mắc tay chân miệng, 3 trường hợp tử vong. Riêng tại TP. HCM, số trẻ em mắc bệnh tay chân miệng có xu hướng tăng nhanh, nhiều ca bệnh nặng do chủng virus gây bệnh tay chân miệng nặng EV71, dẫn đến biến chứng lên hệ thần kinh.

Chủng virus tay chân miệng “quen thuộc” quay trở lại sau nhiều năm khiến nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng nặng

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ và diễn ra vào 2 giai đoạn cao điểm là tháng 4-6 và 9-12. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, bệnh tay chân miệng năm nay có xu hướng tăng vọt và có thể kéo dài đến tháng 7.

Số trẻ bị tay chân miệng có xu hướng tăng mạnh

Số trẻ bị tay chân miệng có xu hướng tăng mạnh

Đáng lo ngại hơn, tại TP. HCM đã ghi nhận các ca bệnh do virus Enterovirus 71 (EV71) - chủng virus gây bệnh tay chân miệng nặng xuất hiện trở lại sau nhiều năm vắng bóng. Trước đây, virus EV71 đã gây ra hàng loạt ca bệnh tay chân miệng nặng, thậm chí tử vong ở trẻ em trong năm 2011, sau đó là 2015, 2018. Các chuyên gia cho biết loại virus này có khả năng lây lan rất nhanh và gây diễn tiến nặng, dễ bùng phát thành dịch. Đặc biệt, trẻ mắc tay chân miệng do virus EV71 thường có diễn biến phức tạp hơn và có thể bị các biến chứng liên quan đến thần kinh, tim mạch, phù phổi, sốc, suy tim và tử vong nhanh.

Bởi vậy, cha mẹ không nên chủ quan và coi thường căn bệnh “quen mặt” này, nhất là cha mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi. Bởi đây là đối tượng dễ mắc và bệnh dễ có nguy cơ chuyển nặng do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, chưa đủ khả năng chống lại sự tấn công mạnh mẽ của virus gây bệnh. Do đó, cha mẹ cần nắm được những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng để phát hiện và điều trị kịp thời cho trẻ, tránh biến chứng nặng.

Virus Enterovirus 71 (EV71) - chủng virus gây bệnh tay chân miệng nặng xuất hiện trở lại sau nhiều năm vắng bóng

Virus Enterovirus 71 (EV71) - chủng virus gây bệnh tay chân miệng nặng xuất hiện trở lại sau nhiều năm vắng bóng

Thông thường, trẻ bị tay chân miệng có các biểu hiện ban đầu là sốt nhẹ, đau họng, nôn trớ, đi ngoài. Sau đó, sẽ xuất hiện các vết loét miệng (lợi, lưỡi, họng…), phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông...

Đa phần trẻ bị nhẹ có thể điều trị và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, không ít trường hợp trẻ bị chuyển nặng do cha mẹ mắc sai lầm trong việc chăm sóc trẻ như tự bôi thuốc hoặc đắp lá cây cho trẻ; ủ trẻ và hạn chế tắm rửa để con ra ban nhanh hơn. Do đó, cha mẹ cần cha mẹ cần chăm sóc trè đúng cách để con nhanh chóng hồi phục, hạn chế biến chứng nặng.

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách

Trong trường hợp trẻ bị tay chân miệng và sốt từ 38,5 độ, cha mẹ cần cho trẻ uống hạ sốt. Nếu trẻ đau miệng, phụ huynh có thể cho bé dùng paracetamol 6 giờ/lần để giảm đau. Dùng thuốc dạng nhũ tương, gel bôi miệng. Đồng thời, cần cách ly trẻ 10 ngày để tránh lây lan cho người khác.

Cha mẹ có thể dùng paracetamol cho trẻ để hạ sốt và giảm đau

Cha mẹ có thể dùng paracetamol cho trẻ để hạ sốt và giảm đau

Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh cho trẻ bởi tay chân miệng là bệnh do virus gây ra, kháng sinh thường không có tác dụng trong việc điều trị. Do đó, nếu lạm dụng kháng sinh có thể gây hại sức khỏe của con, khiến bệnh nặng hơn.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần vệ sinh tay cho trẻ và bản thân trước và sau mỗi lần chăm sóc trẻ. Cho trẻ mặc quần áo vải mềm, rộng rãi, thấm hút mồ hôi. Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày cho trẻ bằng nước ấm, tránh việc trẻ bị nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu.

Khi mắc tay chân miệng, trẻ dễ bị biếng ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng và suy giảm thể lực, từ đó, khiến trẻ có nguy cơ mắc nhiều bệnh hơn. Do đó, cha mẹ cần chú ý đa dạng dinh dưỡng, kết hợp các loại thực phẩm sao đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất để nâng cao thể trạng cho trẻ. Cần ưu tiên cho con ăn những thức ăn bé thích, thức ăn nguội, ở dạng lỏng, mềm, soup mát... và những thực phẩm giàu kẽm, vitamin C để giúp con nhanh lành vết thương.

Khi trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ nên ưu tiên những thực phẩm mềm, lỏng, mát

Khi trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ nên ưu tiên những thực phẩm mềm, lỏng, mát

Cha mẹ lưu ý cần thay đổi món ăn, chia làm nhiều bữa nhỏ giúp bé ăn ngon miệng hơn, cho trẻ uống đủ nước, bao gồm cả nước trong bữa ăn, nước quả chín và sữa. Cần hạn chế ăn những quả quá ngọt, lượng đường cao như mít, vải, nhãn…, tránh ăn thực phẩm cay, nóng, chua, nhiều dầu mỡ.

Đặc biệt, điều quan trọng nhất cha mẹ cần làm để giúp con nhanh hồi phục chính là tăng đề kháng cho trẻ. Khi đề kháng khỏe, thể trạng của con sẽ được « nâng cấp », giúp con nhanh hồi phục hơn hạn chế nguy cơ bệnh chuyển biến xấu, nhất là khi bệnh tay chân miệng chưa có thuốc đặc hiệu và vaccin phòng ngừa. Không chỉ vậy, đề kháng khỏe còn giúp trẻ có khả năng chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh, bảo vệ con khỏi không chỉ bệnh tay chân miệng, mà cả những mầm bệnh khác.

Chủng virus tay chân miệng nguy hiểm quay trở lại, cha mẹ cần làm gì để bảo vệ con? - 5

Vậy, làm thế nào để cải thiện đề kháng cho trẻ đúng cách, hiệu quả ?

Để tăng đề kháng hiệu quả cho trẻ, cha mẹ cần đảm bảo cho con ngủ đủ giấc, vận động phù hợp, uống đủ nước và dinh dưỡng đầy đủ. Trong đó, dinh dưỡng là yếu tố cần được đặc biệt quan tâm bởi nó là nguồn cung cấp các vi chất cần thiết để xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh. Cha mẹ cần bổ sung cho trẻ các vi chất như vitamin C, A, D, kẽm, selen, sắt…

Đặc biệt, các chuyên gia khuyến khích nên bổ sung Beta-glucan - hoạt chất tăng đề kháng đặc hiệu để nâng cao sức đề kháng một cách tối ưu. Hoạt chất này giúp kích thích trực tiếp hoạt động của các tế bào miễn dịch (lympho T và B, đại thực bào, tế bào NK…). Đồng thời, hỗ trợ các tế bào này thông minh hơn trong nhận diện và tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh.

Chủng virus tay chân miệng nguy hiểm quay trở lại, cha mẹ cần làm gì để bảo vệ con? - 6

Tại Việt Nam, hoạt chất đặc biệt này hiện đã có trong sản phẩm Gadopax Forte với hàm lượng cao vượt trội lên tới 2000mg/100ml. Không chỉ chứa Beta-glucan tinh khiết, chất lượng, Gadopax Forte có công thức đột phá khi kết hợp với vitamin C, D, Kẽm. Nhờ đó, tạo tác dụng hiệp đồng hỗ trợ tăng cường miễn dịch tối ưu, bảo vệ trẻ toàn diện.

Chủng virus tay chân miệng nguy hiểm quay trở lại, cha mẹ cần làm gì để bảo vệ con? - 7

Gadopax Forte giúp hỗ trợ tăng đề kháng vượt trội nhờ chứa hàm lượng Beta (1.3/1.6) – D-Glucan cao kết hợp với kẽm, Vitamin C và Vitamin D là những vi chất hàng đầu giúp kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả, hỗ trợ tăng đề kháng vượt trội.

Gadopax Forte hỗ trợ tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn và virus, đặc biệt với đối tượng trẻ em và người lớn sức đề kháng kém.

Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu, được cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế.

Để biết thêm thông tin truy cập: https://gadopax.vn/

Hotline: 1800 2828 32

Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối độc quyền bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc tế CTT Việt Nam.

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Nguồn: [Link nguồn]

Trẻ “bệnh lên bệnh xuống”, ho, sốt, sổ mũi liên tục, dịch nào cũng mắc, cha mẹ cần làm gì để con bớt “dặt dẹo”?

Thời gian gần đây, trẻ liên tục nhiễm bệnh đường hô hấp, cúm, thủy đậu… Điều này khiến số trẻ vào viện khám, thậm chí, phải nhập viện tăng cao. Điều này khiến cha...

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN