Chạy bộ tập thể dục tốt nhưng cần lưu ý điều này nếu không muốn xương khớp bị tàn phá

Sự kiện: Sống khỏe

Các chuyên gia cảnh báo không nên chạy bộ quá nhiều vì làm tăng nguy cơ viêm khớp gối và các bệnh do đầu gối hoạt động quá mức.

Chạy bộ tập thể dục là một trong những phương pháp rèn luyện sức khỏe tốt, dễ thực hiện và đem lại vóc dáng hoàn hảo cho cơ thể. Tuy nhiên, chạy như thế nào, thời gian bao lâu để an toàn cho sức khỏe là điều đang được rất nhiều người quan tâm.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tập thể dục bằng chạy bộ: mỗi ngày nên chạy bao nhiêu km?

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chạy mỗi ngày với tốc độ vừa phải tương đương 5 – 6 km là tốt nhất, nhờ đó hỗ trợ quá trình giảm mỡ, giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim, đột quỵ và các bệnh lý khác. 

Một số ý kiến cho rằng, số km một người có thể chạy phụ thuộc vào kỹ thuật chạy, cơ sinh học, thể lực, tiền sử chấn thương và độ mẫn cảm của từng người. Nếu chạy bộ với tốc độ vừa phải có thể giúp phát triển cơ đầu gối, cải thiện sự ổn định và tốt cho sức khỏe.

Việc nên chạy bao nhiêu km một ngày phụ thuộc vào mục tiêu và tình trạng sức khỏe của bạn. Không có giới hạn cụ thể cho một ngày phải chạy bao nhiêu km. Do vậy, bạn nên sắp xếp các ngày tập luyện, rèn luyện sức bền và nghỉ ngơi để chạy một cách khoa học, phù hợp với thể trạng của mình.

Để việc chạy bộ giúp tăng sức khỏe và an toàn, bạn cần có kiến thức kỹ thuật về chạy bộ cũng như có lịch tập cụ thể để có thể vừa tốt cho sức khỏe vừa sắp xếp thời gian hợp lý.

Việc chạy bộ quá nhiều hoặc tăng quãng đường quá nhanh mà không nghỉ ngơi đầy đủ có thể gây đau đầu gối (hội chứng đau xương bánh chè) hoặc viêm gân bánh chè. Cũng có thể làm căng khớp gối, làm mòn sụn và tăng nguy cơ bị viêm xương khớp theo thời gian.

Chạy bộ vào thời gian nào trong ngày là tốt nhất?

Theo các chuyên gia sức khỏe, thông thường thời gian hợp lý và tốt nhất để chạy là vào 5 - 7 giờ sáng, 3 - 5 giờ chiều, 6 - 8 giờ tối. Đây là khoảng thời gian phù hợp với thời gian sinh học của cơ thể.

Chạy bộ vào buổi sáng là cách hoàn hảo để bắt đầu ngày mới. Nếu bạn chạy vào buổi sáng, có thể cung cấp một lượng oxy tốt cho cơ thể. Buổi sáng và tối không khí mát mẻ, dễ chịu hơn so với việc chạy bộ vào buổi trưa. Do đó, bạn nên chạy bộ vào buổi sáng hoặc buổi tối để việc chạy bộ được thoải mái nhất.

Đặc biệt, việc chạy bộ vào các khung giờ phù hợp với đồng hồ sinh học của mình cũng giúp quá trình trao đổi chất được thúc đẩy để đốt cháy nhiều calo hơn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

6 lưu ý để chạy bộ đạt hiệu quả cao nhất

- Làm nóng cơ thể trước khi bắt đầu. Cần làm nóng các cơ bắp bằng cách thực hiện một số động tác kéo giãn, đi bộ nhẹ nhàng trong 5 phút rồi mới tăng tốc nhanh hơn.

- Nhìn thẳng về phía trước, không nhìn xuống đất là kỹ thuật đúng khi chạy bộ, có thể quan sát được chướng ngại vật trước mặt, tránh té ngã.

- Thư giãn và thả lỏng hai vai. Giữ vai ở vị trí thoải mái nhất, hơi hướng về phía trước; tránh khòm vai và lưng quá nhiều sẽ gây gù cột sống.

- Cánh tay sẽ vung theo từng bước chân. Tốc độ vung tay sẽ phụ thuộc vào việc chạy nhanh hay chậm. Chỉ nên di chuyển cánh tay từ khớp vai chứ không phải khuỷu tay. Không nên giữ tay ngang ngực sẽ khiến mỏi, căng cơ vùng vai và cổ.

- Tránh cố sức theo người khác, vần làm chủ tốc độ của mình, làm chủ nhịp tim của bản thân, nếu hụt hơn hãy giảm tốc độ lại. Khối lượng tập luyện tăng dần đều, không quá gắng sức.

- Sau khi chạy, bạn nên đi bộ nhẹ nhàng và giữ nhịp thở đều. Sau đó, tập các động tác kéo giãn cơ thể để tránh bị cứng cơ, vọp bẻ.

Lưu ý: Nhiều người hay mắc lỗi nâng đầu gối cao hơn mức bình thường sẽ dễ gây chấn thương khi tiếp đất. Hãy giữ đầu gối không vượt quá mũi chân của bạn. Ống chân càng vuông góc với mặt đất càng tốt. Tiếp đất bằng phần giữa của bàn chân. Đây là vị trí an toàn khi chạy và giảm mỏi chân nhất.

Nguồn: [Link nguồn]

Tập thể dục mà xương khớp kêu “lục cục” cần làm ngay điều này, 4 việc nên làm để tốt cho xương khớp

Tập thể dục, xương khớp kêu mà không đau thì không có gì phải lo ngại. Còn nếu kèm theo các triệu chứng sưng, đau thì tốt nhất bạn nên đi khám.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo M.H (th) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN