Cha đẻ kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm qua đời

Vị bác sĩ vĩ đại tạo ra bé gái đầu tiên bằng kỹ thuật phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đã ra đi nhẹ nhàng ở tuổi 87.

Giáo sư- bác sĩ Robert Edwards, người được mệnh danh là “cha đẻ của thụ tinh trong ống nghiệm”, đã qua đời trong giấc ngủ sau một thời gian lâm bệnh.

Cha đẻ kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm qua đời - 1

GS Robert Edwards và Louise Brown trong lần gặp năm 2010. Ảnh: Yahoo

Năm 2011, bác sĩ Robert Edwards được phong tước hiệp sĩ sau 50 năm bắt tay vào thực hiện ca thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên.

Sản phẩm vẻ vang nhất trong sự nghiệp của ông là sự ra đời của chị Louise Brown tại Bệnh viện đa khoa Oldham năm 1978. Sau thành công đầu tiên, phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đã được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới và mang lại hơn 5 triệu đứa trẻ cho các gia đình hiếm muộn. Louise Brown từng cảm động nói rằng vị bác sĩ đáng kính đã mang lại “niềm vui và hạnh phúc” cho hàng triệu người, trong đó có gia đình chị.

Kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm do Robert Edwards và người đồng nghiệp quá cố Patrick Steptoe thực hiện từng dấy lên cuộc tranh luận lớn về vấn đề đạo đức trong năm 1978 và khiến giới truyền thông thế giới tốn không ít giấy mực.
 
Sinh ra ở Yorkshire vào năm 1925 trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động, Edwards từng phục vụ nhiều năm cho quân đội trong Thế chiến thứ 2. Ông trở về và bắt tay vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học, sau đó chuyển qua nghiên cứu về di truyền học động vật.

Trong một phòng thí nghiệm tại trường Đại học Cambridge vào năm 1968, Edwards đã lần đầu tiên tạo ra phôi người đặc biệt bằng cách kết hợp trứng và tinh trùng ở ngoài tử cung.

“Tôi không bao giờ quên cái ngày tôi nhìn vào kính hiển vi và thấy một phôi thai con người như đang ngước nhìn tôi”, ông từng hài hước kể. Công việc đã được thúc đẩy bởi niềm tin vào cuộc sống bởi theo vị bác sĩ thì “điều quan trọng nhất trong đời người là một đứa trẻ”.

Cha đẻ kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm qua đời - 2

Edwards tại phòng khám Bourn Hall do ông sáng lập năm 1989. Ảnh: Yahoo

Năm 2010, Edwards nhận được giải Nobel Y học, nhưng do sức khỏe quá yếu nên người vợ có với ông năm người con đã đến nhận thay.

Đến khi qua đời, Edwards vẫn là thành viên nghiên cứu của Trường ĐH Cambridge (Anh). Trước cái chết của vị giáo sư, Đại học Cambridge đã nghiêng mình kính cẩn trước sự hy sinh và đóng góp to lớn của ông và mô tả sự nghiệp của Edwards là công việc có tầm “ảnh hưởng vô cùng to lớn” đến thế giới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Thoa (Người lao động)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN