Bé trai 3 tuổi bỗng dưng bị liệt mặt chỉ vì cha mẹ cho nằm điều hòa kiểu này

Điều hoà không thể thiếu trong những ngày hè nóng nực, nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ.

Điều hoà là thứ không thể thiếu nhất là vào mùa hè. Không chỉ có người lớn mà nhiều trẻ em cũng phụ thuộc vào thiết bị này. Tuy nhiên, việc sử dụng điều hoà nhiều hoàn toàn không tốt như mọi người nghĩ, đặc biệt là với trẻ nhỏ, thể chất của chúng yếu hơn người lớn. Nếu cứ tiếp tục cho trẻ nằm điều hoà nhiều, chúng có thể rơi vào trường hợp thương tâm như của cậu bé Tiểu Bảo sau đây.

Tiểu Bảo (3 tuổi) ở Trung Quốc được chẩn đoán là bị liệt cơ mặt. Nguyên nhân được xác định là do cha mẹ của cậu bé luôn để điều hoà nhiệt độ thấp, đặt ở vị trí đối diện với giường của Tiểu Bảo. Vào những ngày quá nóng, cha mẹ Tiểu Bảo bật điều hoà cả ngày, đêm cũng không tắt, khiến cậu bé bị liệt cơ mặt.

Nằm dưới điều hòa sai cách, bé trai bị liệt mặt. (Ảnh minh họa)

Nằm dưới điều hòa sai cách, bé trai bị liệt mặt. (Ảnh minh họa)

Ngoài trường hợp điển hình là bị liệt mặt, nằm điều hoà trong thời gian dài còn gây ra một số triệu chứng khác như buồn nôn, sốt, đột quỵ tim…

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu không sử dụng điều hoà, trẻ em cũng dễ bị ốm, thậm chí còn có thể đột tử khi thời tiết nắng nóng quá mức chịu đựng. Việc không sử dụng điều hoà khiến cơ thể của bé khó chịu, nóng bức. Nếu so sánh giữa việc nên hay không nên sử dụng điều hoà, có lẽ nên dùng điều hoà sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng điều hoà nhất định phải nắm rõ 7 quy tắc sau để tránh gây ra những tổn thương cho cơ thể.

1. Vị trí của điều hoà

Không nên đặt điều hoà ở vị trí đỉnh đầu hoặc ở khoảng cách quá gần, chắc chắn cơ thể của trẻ sẽ không thể chịu đựng được. Cách tốt nhất là thay đổi chỗ nằm, đồng thời không nên hạ nhiệt độ quá đột ngột khiến cơ thể trẻ không thể thích nghi kịp. Ví dụ, trước khi đi ngủ, hãy bật điều hoà ở phòng khách trước, sau đó từ từ hạ nhiệt độ trong phòng ngủ để trẻ quen dần. Trẻ sẽ không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ giảm nhanh, cũng như không bị ảnh hưởng bởi luồng gió điều hòa.

2. Đắp chăn cho em bé

Khi bật điều hòa, cha mẹ hãy nhớ đắp thêm một chiếc chăn mỏng cho trẻ. Không nên để không khí từ điều hòa thổi trực tiếp vào da bé, gió lạnh sẽ xuyên qua da và xâm nhập vào cơ thể khiến bé dễ bị ốm. 

3. Nhiệt độ của điều hoà

Vào mùa hè, nhiệt độ điều hòa nên từ 27 độ đến 28 độ, không nên chỉnh nhiệt độ quá thấp, chú ý chênh lệch nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời. Chỉnh điều hòa xuống nhiệt độ quá thấp tuy có thể khiến cơ thể mát nhanh, nhưng dễ làm cho trẻ bị đau đầu và một số bệnh khác.

4. Chú ý đến quá trình chuyển đổi

Cha mẹ cần phải chú ý đến sự chuyển đổi nhiệt độ trước khi vào hoặc ra những nơi có điều hoà. Không nên di chuyển trẻ một cách đột ngột ra bên ngoài trời nóng trong khi đang ngồi trong điều hoà. Nếu muốn ra ngoài, hãy tắt điều hoà một lúc, sau đó từ từ đưa trẻ ra ngoài.

5. Nằm điều hoà nên mang tất cho trẻ

Bàn chân của trẻ là bộ phận quan trọng quyết định đến sức khỏe của cơ thể. Khi bật điều hòa, nếu để chân trần, trẻ dễ bị nhiễm lạnh và mắc các bệnh điều hòa khác nhau. Khi chân bị lạnh, nó sẽ ảnh hưởng tới các huyệt đạo, không tốt cho sức khoẻ của trẻ.

6. Mở cửa sổ để thông gió

Thường xuyên mở cửa sổ để thông gió là điều rất quan trọng để giảm lượng vi khuẩn trong phòng và ngăn ngừa bệnh tật. Tốt nhất là nên mở cửa sổ ít nhất 3 tiếng mỗi ngày. Đặc biệt vào mùa hè, môi trường oi bức trong nhà sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ phát triển, do đó cần phải mở cửa sổ để thanh lọc không khí.

7. Vệ sinh điều hoà

Nhiều điều hoà khi sử dụng một thời gian sẽ rất bẩn và chứa nhiều vi khuẩn. Nếu không vệ sinh thường xuyên, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào khoang mũi và đường hô hấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của trẻ. Thông thường, chu kỳ vệ sinh của điều hoà là 3 tháng 1 lần.

Nguồn: [Link nguồn]

Cậu bé bất tỉnh, tay trái bị liệt khi chơi game liên tục không ngừng nghỉ

Sau khi chơi game liên tục cả tháng qua và chỉ ngủ 2 tiếng mỗi đêm, cậu bé 15 tuổi này phải nhập viện cấp cứu trong tình...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo QQ) ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN