Bé trai 2 tuổi ở Quảng Ninh cả người đen như nhọ nồi vì bệnh cực kỳ hiếm gặp

Cả người cậu bé chỉ có khuôn mặt là còn có chút phần da sáng, toàn bộ cơ thể từ cổ, lưng, mông, đến chân, tay đều là mảng da màu đen. Các bác sĩ cho biết, bé bị nơ-vi hắc tố bẩm sinh khổng lồ, một trường hợp rất hiếm gặp.

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Theo lời kể của anh Trần Văn Thắng (40 tuổi, dân tộc Tày, Quảng Chính, Hải Hà, Quảng Ninh) bố bé Trần Thế Đà, 20 tháng tuổi, lúc sinh Đà, hai vợ chồng đều rất sốc bởi gần như cả cơ thể con đã gần như bị bao phủ toàn bộ bởi mảng da màu đen. Khắp hai bên mặt kéo xuống cổ, lưng, tay, chân đều một màu đen kịt, hiếm lắm mới nhìn thấy một khoảng trắng nhỏ.

Trực tiếp thăm khám cho bé Đà, TS.BS Phạm Thị Việt Dung, khoa Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện ĐH Y Hà Nội, cho biết như trường hợp của Đà được chẩn đoán bị nơ-vi hắc tố bẩm sinh khổng lồ. Diện tích phần da hắc tố chiếm đến 95%, có màu đen sậm, cả phần lưng, mông đều bị. Có chỗ da sần lên, gồ ghề, dày, có chỗ mọc nhiều lông. Trên cả cơ thể trẻ còn rất ít phần da sáng ở mặt, cẳng tay và cẳng chân bên phải.

Việc điều trị cho trẻ là quá trình dài, cần sự kiên trì vì phần da sáng của trẻ có quá ít. Bước đầu tiên các bác sĩ sẽ xử lý da phần mặt trước để đảm bảo vấn đề thẩm mỹ cho bé. Trên mặt, phần da bị nơ-vi hắc tố chiếm đến một nửa, từ phía trước tai vòng quanh hàm.

Dự kiến cần 3 lần phẫu thuật mới có thể giúp da mặt sáng, có màu da giống như như thường. Hôm nay, bé Đà được phẫu thuật lần 1.

“Bác sĩ cắt nơ-vi vệ tinh, nơ-vi nhỏ ở mặt, vài lốm đốm loang lổ để vùng da này được sáng, sạch sẽ. Bờ của da xung quanh sẽ được kéo lại với nhau và khít lại.

Hai lần phẫu thuật tiếp theo bác sĩ sẽ tiếp tục cắt nơ-vi ở phía mang tai. Vùng da sáng ở gần đó sẽ được giãn ra để bao phủ vùng da của nơ-vi bị cắt bỏ. Dự kiến sau 3-6 tháng bác sĩ sẽ phẫu thuật lần 2”- BS Dung cho biết.

Nevus hay nơ-vi hắc tố bẩm sinh còn được dân gian gọi là các “bớt bẩm sinh”. Nơ-vi hắc tố có nhiều kích thước từ nhỏ đến lớn. Một số trường hợp hiếm có thể bao phủ diện rộng cơ thể. Thế giới ước tính cứ mỗi 10.000 bé sinh ra thì sẽ có một trường hợp bị nơ-vi khổng lồ. Những trường hợp càng lớn thì càng hiếm gặp. Nơ-vi hắc tố bẩm sinh không phát triển lan ra mà bao phủ vùng da cơ thể tương đương lúc sinh. Nó lớn lên cùng với tốc độ lớn lên của trẻ. Nơ-vi hắc tố bẩm sinh có thể ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

Uống thuốc trào ngược, 16 trẻ em Tây Ban Nha đồng loạt hoá ”người sói”

Ít nhất 16 em nhỏ đã mắc “hội chứng người sói” sau khi không may uống phải thuốc chống trào ngược nhiễm minoxidil.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thái Hà ([Tên nguồn])
Bệnh lạ hiếm gặp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN